Mẫu Đơn xin nghỉ việc riêng hợp tình hợp lý nhất

Vì lý do nào đó, trong quá trình làm việc, người lao động buộc phải nghỉ ít ngày. Một lá đơn xin nghỉ việc riêng hợp tình hợp lý không chỉ thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp mà còn giúp quá trình nghỉ việc riêng được thuận lợi hơn.

Mẫu Đơn xin nghỉ việc riêng hợp tình hợp lý nhất

Các trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương

Theo quy định tại khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động hiện nay, có 03 trường hợp người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương, cụ thể:

- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

- Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

- Bố/mẹ đẻ, bố/mẹ vợ hoặc bố/mẹ chồng chết; vợ/chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

Trong những trường hợp này, người lao động chỉ cần thông báo để người sử dụng lao động biết và bố trí nhân lực làm việc phù hợp.

Các trường hợp nghỉ việc riêng không hưởng lương

Cũng tại Điều 116 Bộ luật Lao động 2012, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi:

- Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột chết;

- Bố hoặc mẹ kết hôn;

- Anh/chị/em ruột kết hôn.

Ngoài ra, vì một lý do khác, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương, ví dụ:

- Bố/mẹ ốm đau, bệnh tật;

- Đi đám cưới bạn bè;

- Đi du lịch;

….

Ý nghĩa của đơn xin nghỉ việc riêng

Nghỉ trong ngày làm việc được coi là nhu cầu thiết yếu và khá phổ biến đối với người lao động. Do vậy, đơn xin nghỉ việc riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Nếu người lao động tự ý nghỉ 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng, không thông báo và được sự chấp thuận của người sử dụng lao động thì sẽ bị kỷ luật sa thải, thậm chí phải bồi thường do vi phạm hợp đồng.

Với lý do này, dù nghỉ việc vì bất cứ lý do gì và ngắn hạn hay dài hạn thì người lao động cũng cần phải viết đơn. Bằng lá đơn này, người lao động đã có thể thông báo và nhận được sự đồng ý từ người sử dụng lao động.

Mẫu Đơn xin nghỉ việc riêng năm 2020

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------***-------

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG

Kính gửi : - Ban Giám đốc Công ty (1)…………..

- Phòng Nhân sự (2)

- Phòng (3)……………….

Tên tôi là: ........................................................... Nam/nữ:.........................

Ngày, tháng, năm sinh:............................................................................... Quê quán (4): ………………………………...................................................

Địa chỉ thường trú (5): .................................................................................

Đơn vị công tác (6): ................................................. Chức vụ (7): ...............

Điện thoại liên hệ khi cần (8): .....................................................................

Do (9) ………....………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty cho tôi được nghỉ việc riêng …… ngày, từ ngày......tháng ...... năm....... đến ngày......tháng ...... năm.......

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ việc riêng lại cho ông (bà) (10):………………………………………. là đồng nghiệp của tôi. Ông (bà) (11) ................................ sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng mặt. Kính mong công ty xem xét chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

........,ngày…..tháng.....năm.......

Giám Đốc
(Duyệt)

Phòng Nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ việc riêng

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ việc riêng.

(9) Nêu chi tiết lý do xin nghỉ việc riêng, tùy vào từng trường hợp mà viết lý do khác nhau (có thể nêu một trong các lý do nêu ở trên, phù hợp với mục đích và nhu cầu của người lao động), thể hiện sự khéo léo, mềm mỏng để được chấp thuận cho nghỉ một cách chính thức.

(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ việc riêng.

Trên đây là Mẫu Đơn xin nghỉ việc riêng 2020 do LuatVietnam cung cấp với những thông tin liên quan hữu ích cho người dùng.

Mẫu Đơn xin nghỉ việc riêng hợp tình hợp lý nhất

Để sử dụng các biểu mẫu khác, bạn đọc có thể tham khảo tại đây.


Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.