Ngoài việc đi du lịch theo cơ quan, đơn vị, không ít lao động sử dụng ngày phép để tự đi du lịch cùng bạn bè, người thân. Dưới đây, LuatVietnam cung cấp mẫu Đơn xin nghỉ phép đi du lịch chi tiết cùng những thông tin quan trọng liên quan.
Làm việc 12 tháng trở lên được nghỉ ít nhất 12 ngày phép
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Bộ luật Lao động 2012, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động với số ngày:
- 12 ngày làm việc nếu làm việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc nếu làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt; lao động chưa thành niên hoặc là người khuyết tật;
- 16 ngày làm việc nếu làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Đặc biệt, với số ngày nghỉ này, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Xem thêm: Nghỉ phép năm có tính thứ 7, Chủ nhật?
Trường hợp phát sinh nhu cầu đi du lịch khi đã nghỉ hết phép năm thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương theo Điều 116 Bộ luật Lao động 2012.
Quy trình xin nghỉ phép đi du lịch
Bước 1. Làm đơn xin nghỉ phép
Người làm đơn điền đầy đủ thông tin vào mẫu Đơn xin nghỉ phép đi du lịch được cung cấp tại bài viết này.
Bước 2. Chuyển đơn tới người quản lý trực tiếp
Sau khi hoàn thiện đơn xin nghỉ phép đi du lịch, người làm đơn chuyển tới người quản lý trực tiếp (thường là Trưởng bộ phận) cho ý kiến.
Khi nhận đơn, người quản lý sẽ xem xét lại lịch làm việc, khối lượng công việc, thời gian nghỉ phép và căn cứ quy định của công ty để cho ý kiến.
Bước 3. Chuyển đơn tới bộ phận nhân sự
Sau khi người quản lý trực tiếp cho ý kiến và đồng ý duyệt đơn, người xin nghỉ phép phải chuyển đơn tới bộ phận nhân sự của công ty. Nếu không thực hiện, người lao động sẽ bị tính là nghỉ không lý do.
Bước 4. Chuyển đơn tới Giám đốc công ty
Thông thường, việc chuyển đơn tại bước này sẽ do bộ phận nhân sự thực hiện. Trường hợp người lao động trực tiếp thực hiện thì sẽ gửi đơn qua Thư ký hoặc bộ phận văn thư.
Lưu ý: Để đảm bảo chất lượng công việc cũng như chắc chắn được duyệt đơn, trường hợp nghỉ phép đi du lịch, người lao động nên làm đơn xin nghỉ trước ít nhất 01 tuần.
Mẫu Đơn xin nghỉ phép đi du lịch
http://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/01/31/Mau-Don-xin-nghi-phep-di-du-lich_3101170127.doc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP ĐI DU LỊCH
Kính gửi: | - Ban Giám đốc Công ty …………… |
- Trưởng phòng Tổ chức Lao động (1) | |
- Trưởng bộ phận …………..……… (2) |
Tôi tên là: …………………………….………………………………….………
Chức vụ: ……………...…………………………………………………………
Đơn vị công tác: ……………………………………..…………………………
Số năm làm việc: ….……………………………………………………………
Điện thoại liên lạc: …………………………………..…………………………
Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty, Trưởng phòng Tổ chức Lao động và Trưởng bộ phận…………………. tạo điều kiện cho tôi được nghỉ phép năm…. (3)
Thời gian: Từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày … tháng … năm …
Tổng cộng: … ngày (trong đó có 02 ngày là thứ 7, chủ nhật - nếu có).
Nơi đi du lịch: …………………………. (4)
Trong thời gian nghỉ, tôi bàn giao công việc cho ông/bà…………………. (5) - Chức vụ: ……………………… (6) đảm nhiệm.
Tôi xin hứa chấp hành đúng thời gian nghỉ phép, các quy định của địa phương, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn con người, tài sản, quá trình đi lại, sinh hoạt... trong thời gian đi du lịch. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của cấp trên.
Kính mong Ban Giám đốc Công ty, Trưởng phòng Tổ chức Lao động và Trưởng bộ phận ………………… giải quyết cho tôi theo nguyện vọng trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
……..., ngày….tháng….năm….
Giám đốc (Duyệt, ký, ghi rõ họ tên) | TP. Tổ chức Lao động (Ý kiến, ký, ghi rõ họ tên) | Trưởng bộ phận (Ý kiến, ký, ghi rõ họ tên) | Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ phép đi du lịch
(1) Phòng, ban quản lý nhân sự của doanh nghiệp nơi người lao động làm việc.
(2) Bộ phận, phòng, ban nơi người lao động hiện đang làm việc.
(3) Năm người lao động có nhu cầu sử dụng ngày phép.
(4) Địa danh, tỉnh/thành phố hoặc quốc gia nơi người lao động đi du lịch.
(5) Họ tên đầy đủ của người đảm nhiệm phần việc khi người lao động đi du lịch.
(6) Chức vụ của người đảm nhiệm thay công việc.
>> Quyền lợi ít ai biết khi nghỉ phép đi du lịch mà chưa lĩnh lương