Mẫu Đơn xin đóng mã số thuế cá nhân theo Thông tư của Bộ Tài chính

Sau đây LuatVietnam sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu Đơn xin đóng mã số thuế cá nhân hiện đang áp dụng và các thông tin liên quan đến việc đóng mã số thuế theo quy định của pháp luật.

1. Các trường hợp đóng mã số thuế

Đóng mã số thuế là hoạt động chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế. Trong đó, Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:

- Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản.

  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất.

​- Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp:

  • Chấm dứt hoạt động kinh doanh, không còn phát sinh nghĩa vụ thuế đối với tổ chức không kinh doanh;

  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép tương đương;

  • Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất;

  • Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;

  • Cá nhân chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;

  • Nhà thầu nước ngoài khi kết thúc hợp đồng;

  • Nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí khi kết thúc hợp đồng hoặc chuyển nhượng toàn bộ quyền lợi tham gia hợp đồng dầu khí.

2. Mẫu đơn xin đóng mã số thuế cá nhân

Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế hiện đang áp dụng theo mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.

TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ                   

____________

Số: ………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_________________________

…., ngày... tháng ... năm ...

THÔNG BÁO

Đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế

_____________

1. Tên người nộp thuế (ghi theo tên người nộp thuế đã đăng ký thuế hoặc đăng ký doanh nghiệp):

2. Mã số thuế:................................................................

3. Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã): ……………..

4. Địa chỉ kinh doanh (ghi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế): ……………………

5. Lý do chấm dứt hiệu lực mã số thuế:..................................................
………………………………………………………………..

6. Hồ sơ đính kèm: …………………….

…………………………………………………………

Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của văn bản này./.

Nơi nhận:

- CQT quản lý;

- Lưu: VT

NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

3. Hồ sơ xin đóng mã số thuế cá nhân

Khoản 4 Điều 39 Luật quản lý thuế quy định:

4. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

a) Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

b) Các giấy tờ khác có liên quan.

Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế là mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC như trên. Đồng thời, các giấy tờ khác có liên quan cũng được quy định cụ thể tại Điều 14 Thông tư này, ví dụ:

- Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc các giấy tờ thay cho giấy báo tử theo quy định của pháp luật về hộ tịch, hoặc quyết định của tòa án tuyên bố một người là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.

- Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

- Bản sao quyết định chia, bản sao hợp đồng hợp nhất, bản sao hợp đồng sáp nhập.

- Bản sao quyết định hoặc thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã về chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; bản sao quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

4. Làm thế nào để đóng mã số thuế cá nhân?

Bước 1: Hoàn thành nghĩa vụ của người nộp thuế

Căn cứ các Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật quản lý thuế, người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định với cơ quan quản lý thuế, cụ thể:

- Xử lý số tiền thuế nộp thừa.

- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động.

- Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế là người đã chết, người bị tòa án tuyên bố là đã chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự.

- Thực hiền hoàn thuế thu nhập cá nhân.

Bước 2: Nộp hồ sơ đóng mã số thuế cá nhân

Cá nhân nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc ngày kết thúc hợp đồng (theo khoản 6 Điều 39 Luật Quản lý thuế).

Trên đây là mẫu Đơn xin đóng mã số thuế cá nhân theo Thông tư của Bộ Tài chính và các thông tin liên quan. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được giải đáp, hỗ trợ chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.