Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Mẫu đơn đề nghị này được ban hành kèm Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh của Bộ Y tế.
Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, có 10 cơ sở không thuộc diện được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP):

- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

- Sơ chế nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

- Nhà hàng trong khách sạn;

- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

- Kinh doanh thức ăn đường phố;

- Cơ sở đã được cấp 01 trong các giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực…

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

Theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, bổ sung 2018, để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cần phải chuẩn bị:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao);

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;

- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, chủ cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước kiểm tra thực tế. Lúc này:

- Nếu đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cấp Giấy chứng nhận;

- Nếu không đủ điều kiện và từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đặc biệt lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP chỉ có hiệu lực trong thời gian 03 năm và nếu vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải nộp hồ sơ xin cấp lại 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận cũ hết hạn.

giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện attp

Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Ảnh minh họa)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày …. tháng …. năm 20….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Kính gửi: …………………………………………………………………………

Họ và tên chủ cơ sở: .....................................................................................

Tên cơ sở sản xuất đề nghị cấp Giấy chứng nhận: ......................................

Địa chỉ cơ sở sản xuất: ..................................................................................

Điện thoại: …………………………….Fax: .....................................................

Đề nghị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho sản xuất (loại thực phẩm và dạng sản phẩm...):...................................................................

……………………………………………………………………………………….

CHỦ CƠ SỞ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP

>> Luật An toàn thực phẩm và 8 quy định cần biết

Nguyễn Hương

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.