Mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo Thông tư 23/2024/TT-BCT.

Mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Theo Điều 14 Thông tư 23/2024/TT-BCT quy định doanh nghiệp thực hiện hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn theo mẫu Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Dưới đây là mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp:

PHỤ LỤC VI

NỘI DUNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỦI RO VỀ AN TOÀN
(kèm theo Thông tư số 23/2024/TT-BCT ngày 07 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

1. Mục đích

a) Nhận diện các mối nguy hiểm;

b) Đánh giá rủi ro trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;

c) Đề xuất các biện pháp giảm thiểu rủi ro.

2. Phạm vi công việc: Đánh giá rủi ro và đề xuất các biện pháp để loại trừ, giảm thiểu rủi ro.

3. Tài liệu liên quan

4. Từ viết tắt thông dụng, các thuật ngữ

5. Xác định mối nguy

Xác định tất cả các loại nguy hiểm (yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại), nguồn gốc và nguyên nhân gây ra các nguy hiểm đó cũng như hậu quả có thể xảy ra của nó đối với con người tại tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng như những người không thuộc tổ chức nhưng hiện diện trong khu vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy.

Các nội dung cần phải xem xét đến khi xác định mối nguy gồm:

a) Các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên;

b) Các hoạt động của những người có khả năng tiếp cận đến khu vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy;

c) Các hành vi, khả năng và các nhân tố liên quan đến con người khác;

d) Xác định các mối nguy bắt nguồn từ bên ngoài nơi làm việc mà có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn của những người chịu ảnh hưởng kiểm soát của tổ chức trong phạm vi nơi làm việc;

đ) Các mối nguy do hoạt động dưới sự kiểm soát của tổ chức, doanh nghiệp tạo ra trong vùng lân cận của nơi làm việc;

e) Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và vật liệu tại nơi làm việc do tổ chức hay người khác cung cấp;

g) Các thay đổi hay đề xuất thay đổi trong tổ chức, đối với các hoạt động, hay vật tư;

h) Các điều chỉnh đối với hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe và môi trường bao gồm các thay đổi mang tính tạm thời và ảnh hưởng của chúng đối với việc điều hành, các quá trình và các hoạt động;

k) Việc thiết kế khu vực làm việc, các quá trình, việc lắp đặt, máy, thiết bị, các thủ tục điều hành và tổ chức công việc, bao gồm việc thích ứng với khả năng của con người.

6. Đánh giá rủi ro

a) Xác định các giải pháp kiểm soát các mối nguy hiểm có sẵn

- Các giải pháp phải là giải pháp đã được thực hiện trong thực tế, đã được ban hành trong nội quy, quy trình, quy định về an toàn, phiếu công tác…, không phải là giải pháp mà người đánh giá đặt ra trong quá trình đánh giá;

- Yêu cầu các giải pháp kiểm soát mối nguy hiểm có sẵn phải được liệt kê: Ngắn gọn, chính xác, đầy đủ và càng cụ thể càng tốt. Cũng cần xem xét hiệu quả của các giải pháp có sẵn trong thực tế.

Trách nhiệm của tổ chức trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp

Căn cứ Điều 42 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 và Điều 14 Thông tư 23/2024/TT-BCT, tổ chức, doanh nghiệp quản lý, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp có trách nhiệm sau đây:

(i) Có giấy phép, giấy chứng nhận hoặc phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

(ii) Kiểm tra an toàn, đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ban hành nội quy, quy định, quy trình bảo đảm an ninh, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

(iii) Bảo quản, lưu trữ sổ sách, chứng từ đối với từng loại vật liệu nổ công nghiệp trong thời hạn 10 năm.

(iv) Chỉ được mua bán sản phẩm đúng khối lượng, số lượng, chủng loại theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

(v) Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, cụ thể:

  • Thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn theo mẫu hướng dẫn phía trên.

  • Rà soát, cập nhật để đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn: Định kỳ hàng năm hoặc khi có thay đổi liên quan đến các điều kiện an toàn, tổ chức quản lý, sử dụng,..

Trên đây là nội dung tham khảo về mẫu đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và dán nhãn năng lượng

Mẫu báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và dán nhãn năng lượng

Mẫu báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và dán nhãn năng lượng

Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2016/TT-BCT là mẫu báo cáo về số lượng chủng loại phương tiện thiết bị đã được sản xuất tiêu thụ và dán nhãn năng lượng. Cụ thể cùng xem tại bài viết dưới đây.