Mẫu Công văn xin giải thể dành cho mọi doanh nghiệp [Mới nhất]

Do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Không đủ số lượng thành viên tối thiểu, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp… mà doanh nghiệp có thể buộc phải giải thể. Khi làm thủ tục giải thể, doanh nghiệp cần có Công văn xin giải thể và thông báo về việc giải thể gửi cơ quan có thẩm quyền.

1. Mẫu Công văn xin giải thể công ty được sử dụng phổ biến

1.1 Mẫu số 01

CÔNG TY ……..
-----------

Số:     /CV/20….


V/v: Giải thể doanh nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

Hà Nội, ngày… tháng…năm 20….

Kính gửi:       Chi cục thuế …………………………………

Công ty ………..được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số……………

Mã số thuế: …………………………………………………

Trụ sở chính: ………………………………………………

Ngành nghề kinh doanh: …………………………………

Vì lý do hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả ……………………

Căn cứ vào Điều 208 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Công ty ………. quyết định giải thể doanh nghiệp (Quyết định được gửi kèm theo Công văn), đồng thời xin xác nhận về việc không nợ thuế, đóng cửa Mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp được thu hồi.

Vậy chúng tôi kính báo và đề nghị Quý cơ quan giúp đỡ để công ty tiến hành thủ tục giải thể theo đúng Luật định.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Nơi nhận:
- Cục thuế tp Hà Nội
- Chi cục thuế ……….
- Sở kế hoạch và đầu tư ………..
- Lưu VP

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Giám đốc 

1.2 Mẫu số 02

TÊN DOANH NGHIỆP

Số: ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

……, ngày…… tháng…… năm ……

THÔNG BÁO

Về việc giải thể doanh nghiệp

Kính gửi: Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố………

Tên doanh nghiệp (ghi bằng chữ in hoa):……………………       

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: …………………………….

Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (chỉ kê khai nếu không có mã số doanh nghiệp/mã số thuế):…… Ngày cấp …/…/…… Nơi cấp: ……

Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp như sau:

Trường hợp doanh nghiệp gửi Nghị quyết/Quyết định giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 208 Luật Doanh nghiệp thì ghi:

Nghị quyết/Quyết định giải thể số:……… ngày …/…/......

Lý do giải thể:…………………………………….  

Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể, đăng tải Nghị quyết/Quyết định giải thể và Biên bản họp (nếu có), phương án giải quyết nợ (nếu có) trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 210 Luật Doanh nghiệp thì ghi:

Doanh nghiệp đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án hoặc Trọng tài theo quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp. Đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng đã giải thể.

Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực của nội dung Thông báo này.

Người ký tại Thông báo này cam kết là người có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP

(Ký và ghi họ tên)

mau cong van xin giai the cong ty
Mẫu Công văn xin giải thể công ty mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:

- Kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ công ty mà không gia hạn;

- Tự nguyện giải thể theo Nghị quyết/Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu mà trong thời hạn 06 tháng liên tục không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đã thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp thực hiện thế nào?

Theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Bước 01: Thông qua Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp

Trong đó, việc giải thể doanh nghiệp phải được thông qua bởi chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bởi Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên...

Bước 02: Thông báo công khai Quyết định giải thể

Sau khi Quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết.

Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan.

Bước 03: Thanh lý tài sản doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên.

Bước 04: Nộp hồ sơ giải thể

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.

Hồ sơ giải thể doanh nghiệp gồm các giấy tờ sau:

- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp;

- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (gồm cả các khoản nợ về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động).

Bước 05: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là mẫu Công văn xin giải thể công ty. Nếu độc giả có thắc mắc về thủ tục giải thể doanh nghiệp vui lòng liên hệ tổng đài  1900.6192  để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Giải thể doanh nghiệp: Những quy định cần biết

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Mọi doanh nghiệp cần biết: Mẫu Thông báo làm thêm giờ chuẩn 2022

Mọi doanh nghiệp cần biết: Mẫu Thông báo làm thêm giờ chuẩn 2022

Mọi doanh nghiệp cần biết: Mẫu Thông báo làm thêm giờ chuẩn 2022

Tăng giờ làm thêm là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ công việc, nhất là trong bối cảnh cần thúc đẩy phục hồi kinh tế, sản xuất do ảnh hưởng của dịch bệnh. Vậy, doanh nghiệp cần thông báo về việc tăng giờ làm thêm tới người lao động thế nào?

Top 4 mẫu Phiếu khảo sát chuẩn, được dùng nhiều nhất

Top 4 mẫu Phiếu khảo sát chuẩn, được dùng nhiều nhất

Top 4 mẫu Phiếu khảo sát chuẩn, được dùng nhiều nhất

Phiếu khảo sát được sử dụng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực như: Giáo dục, kinh doanh,… Sử dụng Phiếu khảo sát để thu thập thông tin sẽ giúp cho việc đánh giá được khách quan và đáng tin cậy hơn. Tùy từng lĩnh vực, mục đích khác nhau sẽ sử dụng những Mẫu Phiếu khảo sát khác nhau.