Khi phát hành hóa đơn, doanh nghiệp phải có Thông báo về việc phát hành hóa đơn đó, tuy nhiên vì một số lý do nhất định, doanh nghiệp phải hủy hóa đơn phát hành. Khi đó, doanh nghiệp phải có Công văn hủy thông báo phát hành hóa đơn.
1. Công văn hủy thông báo phát hành hóa đơn dùng trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Sau khi đã làm thông báo phát hành hóa đơn, trường hợp phát hiện thấy có sai sót hoặc thiếu, doanh nghiệp cần làm Công văn hủy Thông báo phát hành hóa đơn gửi đến cơ quan Thuế có thẩm quyền để được giải quyết.
Cụ thể, việc hủy thông báo phát hành hóa đơn được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Trường hợp hóa đơn đã được lập, đã giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, chưa cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã được lập và giao cho người mua, người bán và người mua chưa thực hiện kê khai thuế nếu phát hiện ra có sai sót thì cần phải hủy bỏ.
- Hóa đơn đã được lập, được giao cho người mua hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế nhưng sau đó mới phát hiện có sai sót thì người bán và người mua sẽ phải thực hiện hủy hóa đơn.
- Hóa đơn đặt in bị in sai, bị in trùng hoặc khi không tiếp tục sử dụng hóa đơn nữa…
2. Mẫu Công văn hủy thông báo phát hành hóa đơn
CÔNG TY ……………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CÔNG VĂN
(V/v: Hủy thông báo phát hành hóa đơn)
Kính gửi: Chi cục Thuế……………..
Tên doanh nghiệp: ……………………..
Địa chỉ trụ sở: ………………………….
Mã số thuế: ………………………….
Đại diện theo pháp luật: ………………………….
Ngày …………….., Công Ty …………….. đã làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn, mẫu số …………, ký hiệu ……….., từ số ………. đến số ……….. Nay Công ty chúng tôi xin hủy thông báo này và xin được nộp lại thông báo phát hành hoá đơn thay thế sau khi hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.
Lý do: …………………..
Công ty …………… cam kết việc khai báo trên là đúng sự thật, nếu phát hiện khai sai đơn vị xin chịu trách nhiệm trước pháp luật
Chân thành cảm ơn, xin trân trọng kính chào!
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn hồ sơ hủy hóa đơn khi phát hiện sai sót
Theo quy định tại Điều 29, Thông tư 39/2014 về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, hồ sơ hủy hóa đơn bao gồm:
- Thành lập hội đồng hủy hóa đơn;
- Bảng kiểm kê chi tiết hóa đơn cần hủy: Tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn cần hủy;
- Biên bản hủy hóa đơn;
- Thông báo kết quả hủy hóa đơn có đầy đủ các thông tin của hóa đơn muốn hủy như: Loại hóa đơn, ký hiệu, số lượng hóa đơn cần hủy từ số bao nhiêu đến số bao nhiêu, ký do hủy, ngày giờ hủy và phương pháp hủy.
Lưu ý: Hồ sơ hủy hóa đơn phải được lưu trữ tại doanh nghiệp, thông báo kết quả hủy cần lập thành 02 bản, doanh nghiệp giữ lại 01 bản và 01 bản gửi lên Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Thời gian chậm nhất không quá 05 ngày kể từ ngày thực hiện việc hủy hóa đơn.
Theo đó, hóa đơn được xác nhận hủy trong 02 trường hợp sau:
- Hóa đơn in thử, in sai, in trùng, in hỏng; bản phim, bản kẽm hoặc các công cụ có tính năng tương tự nhằm tạo ra hóa đơn đặt in được xác định là đã hủy khi hóa đơn không còn nguyên dạng hoặc không còn chữ trên tờ hóa đơn để có thể lắp ghép, sao chụp hoặc khôi phục giống như nguyên bản.
- Hóa đơn tự in được xác định là hủy xong nếu trên phần mềm tạo hóa đơn được can thiệp để không thể tiếp tục tạo ra hóa đơn mới.
Trên đây là mẫu Công văn hủy thông báo phát hành hóa đơn. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.