Mẫu Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới, đầy đủ nội dung

Khi va chạm giao thông và có thiệt hại xảy ra, các bên có quyền thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại. Quá trình thỏa thuận bồi thường tai nạn giao thông sẽ được lập thành biên bản. Vậy, mẫu Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông thế nào?

1. Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là gì? Gồm những nội dung nào?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, khi có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, người gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại, đồng thời các bên cũng hoàn toàn có thể tự thỏa thuận, đàm phán với nhau về phương án bồi thường thiệt hại.

Theo đó, toàn bộ quá trình đàm phán được được ghi lại thành biên bản, trong đó gồm các nội dung:

- Thời gian, địa điểm lập biên bản;

- Thông tin của các bên (bên bồi thường, bên nhận bồi thường, người làm chứng): Họ tên, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân...

- Tóm tắt diễn biến vụ va chạm đã xảy ra và thiệt hại thực tế;

- Nội dung thỏa thuận (Ví dụ: Bên thiệt hại đồng ý với mức bồi thường của bên gây thiệt hại,...);

- Cam kết của các bên về việc thực hiện bồi thường thiệt hại...

Tóm lại, Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông là văn bản ghi lại việc đàm phán, thỏa thuận của các bên về việc bồi thường thiệt hại.

mau bien ban thoa thuan tai nan giao thong
Mẫu Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông mới, đầy đủ nội dung (Ảnh minh họa)

2. Một số mẫu Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông phổ biến

2.1 Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THỎA THUẬN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

(do tai nạn giao thông gây ra)

Hôm nay, ngày …. tháng … năm … tại địa chỉ................, đường phố … xã phường …. Quận, huyện … thành phố …..

Chúng tôi gồm:

1. Bên nhận bồi thường: Bên A

Các ông/ bà: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………..

Tư cách là bố mẹ/ anh chị em … của người bị hại ……

2. Bên bồi thường: Bên B

Các ông/ bà: ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………..

Tư cách là bố mẹ/ anh chị em … của người bị hại ……

Sau khi bàn bạc, bên được bồi thường và bên bồi thường (sau đây gọi là hai bên) thống nhất những nội dung bao gồm:

Điều 1: Thống nhất chung

Vụ việc tai nạn xảy ra đã gây thiệt hại, mất mát rất lớn, không giá trị nào có thể bù đắp được cho phía gia đình bị hại. Tuy nhiên, sau khi điều không may đã xảy ra dù không bên nào mong muốn. Bên B nhiều lần đến thăm hỏi, chia buồn với gia đình Bên A. Bên A cũng chấp nhận lời xin lỗi, chia buồn và đồng ý nhận bồi thường tổn thất từ Bên B.

Điều 2: Mức bồi thường thiệt hại

Bên A đồng ý nhận từ Bên B số tiền là …..

Đây là số tiền do Bên B chi trả để bồi thường cho tổn thất vật chất, tinh thần của Bên A.

Điều 3: Cam kết của hai bên

Bên B cam kết hoàn toàn tự nguyện chi trả số tiền như trên cho Bên B, và số tiền chi trả cho Bên A là tài sản hợp pháp của mình.

Bên A cam kết đã nhận đủ số tiền bồi thường tổn thất vật chất, tinh thần của Bên B là …… và cam kết không không thắc mắc, khiếu kiện trách nhiệm Bên B ra cơ quan pháp luật.

Bên A có trách nhiệm ký giấy xin miễn trách nhiệm hình sự, hoặc giảm nhẹ hình phạt cho người đã gây ra tai nạn để gửi tới cơ quan thụ lý vụ việc.

Đại diện Bên A                                  Đại diện Bên B

……………….                                   ……………….

2.2 Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THỎA THUẬN

(V/v bồi thường thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông)

Hôm nay, ngày..............tháng.........năm...................

Tại:..............................................

Chúng tôi gồm:

1. Bên bồi thường (Bên A):

Ông/ Bà.........................Sinh ngày:...............................

Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân:......................

Hộ khẩu thường trú…………………….………….

Chỗ ở hiện tại………………………….…………

2. Bên nhận bồi thường (Bên B):

Ông/Bà..............................Sinh ngày:...........................

Số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân:.........................

Hộ Khẩu thường trú:.........................................................

Chỗ ở hiện tại:...............................................................

3. Người làm chứng 1:

Ông/Bà:................................Sinh ngày:................................

Hộ khẩu thường trú:...............................................................

Chỗ ở hiện tại:..................................................................

4. Người làm chứng 2:

Ông/Bà:...............................Sinh ngày:...................................

Hộ khẩu thường trú:..............................................................

Chỗ ở hiện tại:.............................................................................

Vào ngày (trình bày tóm tắt nội dung vụ việc tai nạn giao thông, gồm nội dung chính như: ngày tháng năm xảy ra tai nạn, tại đoạn đường, biển số đăng ký hai bên xe,

Sau khi vụ việc xảy ra thì gia đình bên A đã thăm hỏi, bồi thường, khắc phục hậu quả

Đến nay, vụ việc trên đã giải quyết ổn thỏa, đã khắc phục thiệt hại xảy ra. Chúng tôi (bên A và bên B) thống nhất nội dung như sau:

1/Bên A đồng ý bồi thường cho bên B số tiền là (bằng số) .................................(Bằng chữ…………………….theo yêu cầu của bên B.

2/ Sau khi các bên thống nhất ký tên dưới đây, thì bên B không có quyền yêu cầu bồi thường thêm chi phí nào khác từ bên A.

Nếu các bên vi phạm thỏa thuận này, sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bên B                                                   Bên A

(Ký tên, ghi rõ họ tên)                  (Ký tên, ghi rõ họ tên)

Người làm chứng

   (Ký, ghi rõ họ tên)

3. Trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông thế nào?

Tại khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Theo đó, khi va chạm giao thông và có thiệt hại xảy ra, bên có lỗi phải chịu trách nhiệm bồi thường. Về mức bồi thường, hình thức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận.

Cụ thể, trách nhiệm bồi thường gồm:

- Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm: Tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị hư hỏng…

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

- Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm: Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

- Thiệt hại khác do luật quy định…

Trên đây là giải đáp về Mẫu Biên bản thỏa thuận tai nạn giao thông. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> Gây tai nạn giao thông, đã bồi thường có phải đi tù không?

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục