Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất, chi tiết nhất

Để tránh những tranh chấp không đáng có sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, LuatVietnam cung cấp Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất và những thông tin liên quan.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/Mau-bien-ban-thanh-ly-hop-dong-lao-dong_2611084146.docx

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì?

Điều 15 Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ, hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Chính vì vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động hay chấm dứt quan hệ lao động, biên bản thanh lý hợp đồng sẽ là căn cứ để đối chiếu nội dung, nghĩa vụ đã hoàn thành, cũng như các công việc còn tồn đọng.

Từ đó, người lao động sẽ bàn giao toàn bộ công việc, công cụ dụng cụ, tài sản đã nhận cho người có thẩm quyền, ngược lại, người sử dụng lao động sẽ thanh toán lương, thưởng và các khoản khác, cũng như các giấy tờ còn giữ của người lao động.

Có thể nói, dù không bắt buộc phải có nhưng biên bản thanh lý hợp đồng lao động là văn bản quan trọng để xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Lưu ý khi lập Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

* Về thẩm quyền ký kết:

Người có quyền ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người:

- Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã;

- Đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức có tư cách pháp nhân;

- Được các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân ủy quyền;

- Trực tiếp sử dụng lao động;

- Được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản.

(khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP)

Người có quyền ký hợp đồng lao động bên phía người lao động là người:

- Từ đủ 18 tuổi trở lên;

- Chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện;

- Đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;

- Được những người lao động trong nhóm ủy quyền.

(khoản 2 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)

Trên cơ sở này, về nguyên tắc, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động sẽ là người có thẩm quyền ký biên bản thanh lý hợp đồng lao động.

* Về nội dung:

Biên bản thanh lý hợp đồng lao động được lập phải dựa trên quy định được dẫn chiếu và điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng lao động chính. Vì vậy, việc soạn thảo biên bản thanh lý phải có sự tinh tế và chuẩn xác cao.

Các nội dung không thể thiếu của biên bản thanh lý gồm:

- Thông tin của các bên;

- Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Các điều khoản chung cho việc chấm dứt hợp đồng lao động.

Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(Thanh lý Hợp đồng lao động số …........)

- Căn cứ Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012;

- Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………….……ngày ….. tháng ….. năm …. giữa Công ty ………………….... và ông/bà ………………………;

- Căn cứ Đơn xin nghỉ việc của ông/bà…………………...…………………;

Hôm nay, ngày .... tháng ... năm ......, tại..................................................., chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): CÔNG TY..................................

Đại diện:…………………………… Chức vụ:………………………………….

Quốc tịch: …………………………………………………………….………….

Địa chỉ: …………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………………………………………………………….

Mã số thuế: ………………………………………………………………...…….

Số tài khoản: ……………………………………………………………………..

Tại Ngân hàng: …………………………………………………………………..

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ………………………………………………..

Sinh năm:................................................................................................................

CMND số :........................... do CA tỉnh/TP …..…………cấp ngày.....................

Địa chỉ thường trú:..................................................................................................

Hai bên đã cùng nhau thoả thuận và tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

a) Cam kết đã bàn giao đầy đủ và đúng nội dung tại biên bản giao nhận đã ký.

b) Cam kết chấp hành và tuân thủ đúng các điều kiện có liên quan.

c) Chịu trách nhiệm cá nhân các vấn đề ngoài phần bàn giao đối với các cơ quan chức năng.

d) Được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký.

Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

a) Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo hợp đồng đã ký.

b) Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc.

c) Có quyền yêu cầu người lao động phải thi hành đúng và đầy đủ các biên bản đã ký kết, các cam kết của người lao động đối với công ty và thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng.

Điều 3. Điều khoản chung

a) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình đối với bản thanh lý này.

b) Trong thời gian …… ngày làm việc, kể từ khi ký biên bản này, Bên B có trách nhiệm tiếp tục giải trình và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh về các nội dung đã bàn giao khi phát hiện còn thiếu sót hoặc chưa đúng.

c) Sau khi thực hiện xong nội dung của biên bản thanh lý này, các vấn đề trách nhiệm của 02 bên với Hợp đồng lao động sẽ kết thúc.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ …… bản có giá trị pháp lý như nhau./.

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động mới nhất với những thông tin liên quan.

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2020/11/26/Mau-bien-ban-thanh-ly-hop-dong-lao-dong_2611084146.docx
Ngoài ra, để sử dụng các biểu mẫu khác trong lĩnh vực lao động, độc giả có thể tham khảo tại đây.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục