Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng chuẩn và cách lập chi tiết

Phạt vi phạm hợp đồng là một trong những điều khoản quan trọng thường được các bên thỏa thuận ghi lại trong hợp đồng. Việc phạt vi phạm hợp đồng sẽ được ghi lại trong Biên bản phạt vi phạm hợp đồng theo mẫu dưới đây.

1. Khi nào cần lập Biên bản phạt vi phạm hợp đồng?

Biên bản phạt vi phạm hợp đồng là văn bản ghi nhận lại nội dung quá trình làm việc nhằm xác định, làm rõ các hành vi vi phạm hợp đồng và nghĩa vụ bồi thường, bù đắp tổn thất của bên có lỗi.

Như vậy, Biên bản phạt vi phạm hợp đồng được lập khi một trong hai bên có lỗi hoặc không thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho bên còn lại. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp các bên đều có quyền phạt vi phạm hợp đồng.

Bởi, theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

Đồng thời, các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Như vậy, theo quy định trên thì phạt vi phạm hợp đồng chỉ được áp dụng khi có sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.

Tóm lại, Biên bản phạt vi phạm hợp đồng được lập khi xảy ra vi phạm hợp đồng và việc phạt vi phạm hợp đồng đã được thỏa thuận rõ trong hợp đồng.

bien ban phat vi pham hop dong
Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng chuẩn và cách lập chi tiết (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng chuẩn nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày…….. tháng……..năm

BIÊN BẢN PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

(Về việc: Phạt vi phạm hợp đồng số ….)

Hôm nay, vào hồi… ngày… tháng… năm… tại……………………………..

Căn cứ Hợp đồng số……………………………….

Chúng tôi gồm:

- Tôi: ………………….………………………….

Ngày sinh:…………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………

CCCD số……………… cấp ngày…………… tại…………………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………

- Những người làm việc với tôi, gồm:

+ Ông/Bà: …………………………………………………

Ngày sinh: …………………………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………

CCCD số……..………………..cấp ngày………………. tại………………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………

+ Ông/Bà: …………………………………………………

+…

- Những người khác:

+ Ông……………………….… CCCD số cấp ngày… tại………………………………

+…

Nội dung làm việc:

Vào hồi… ngày… tháng… năm… tôi và gia đình ông/bà……………..có giao kết Hợp đồng thuê nhà số… lập ngày… đến ngày… hợp đồng kết thúc, gia đình ông/bà………….chưa trả tiền thuê nhà……….… tháng và đã làm hỏng một số đồ nội thất trong nhà. Hành vi này đã vi phạm Điều……………… về nghĩa vụ giữ gìn tài sản trong Hợp đồng thuê nhà số…

Qua làm việc, chúng tôi thống nhất các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng như sau:

- Gia đình ông/bà………………. trả số tiền thuê nhà trong… tháng là: …

- Gia đình ông/bà trả số tiền……………….… do vi phạm Điều……. Hợp đồng thuê nhà để sửa chữa nội thất.

Biên bản này gồm… trang, có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản làm căn cứ thực hiện.

Người lập                                 Người làm việc với tôi                              Người xác nhận

(ký, ghi rõ họ tên)                            (ký, ghi rõ họ tên)                       (Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn lập Biên bản phạt vi phạm hợp đồng

- Ở phần đầu biên bản, cần nêu rõ căng cứ phạt vi phạm hợp đồng, trong đó ghi rõ về tên của văn bản, số văn bản, ký hiệu, cơ quan ban hành cụ thể, thời gian ban hành và nội dung được trích yếu làm căn cứ.

- Phần nội dung của biên bản:

+ Phần này sẽ bao gồm thông tin của các bên gồm cả những người có liên quan khác: Họ tên, địa chỉ, email, họ tên người đại diện nếu là tổ chức, ngày tháng năm sinh, chức vụ, số điện thoại, địa chỉ liên hệ.

+ Cần nêu rõ hành vi vi phạm của bên vi phạm là gì và điều này được quy định ở Điều, khoản nào trong hợp đồng đã ký trước đó.

+ Nêu rõ mức phạt tương ứng và mức bồi thường cụ thể nếu có yêu cầu về mặt bồi thường.

- Phần kết của biên bản:

Ở phần kết của mẫu biên bản phạt vi phạm hợp đồng thì sẽ cần được nêu rõ về việc xác nhận những nội dung trên với cam kết thực hiện ra sao. Biên bản sẽ được lập thành bao nhiêu bản và được giao cho những bên nào?

Cuối cùng, đại diện mỗi bên cũng như người chứng kiến và xác nhận việc lập biên bản sẽ ký, ghi rõ họ tên vào trong biên bản.

4. Lưu ý mức phạt vi phạm hợp đồng

Khi phạt vi phạm hợp đồng, bên cạnh việc xác định có thuộc trường hợp được phạt vi phạm hay không, các bên còn cần lưu ý về mức phạt vi phạm hợp đồng.

Với mỗi loại hợp đồng khác nhau, mức phạt vi phạm hợp đồng cũng được quy định khác nhau. Cụ thể:

- Với hợp đồng dân sự, việc phạt vi phạm hợp đồng hoàn toàn dựa vào thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp Luật liên quan có quy định khác.

- Với hợp đồng thương mại: Theo Điều 301 Luật Thương mại giới hạn mức phạt tối đa là không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp cấp chứng thư giám định sai do lỗi vô ý thì mức phạt theo thỏa thuận nhưng không quá 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

- Với hợp đồng xây dựng, mức phạt hợp đồng xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn Nhà nước ngoài đầu tư công tối đa là 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

Trên đây là Mẫu Biên bản phạt vi phạm hợp đồng. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc bấm gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.

>> So sánh phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Mẫu Phiếu yêu cầu công chứng mới nhất và các bước công chứng hợp đồng

Mẫu Phiếu yêu cầu công chứng mới nhất và các bước công chứng hợp đồng

Mẫu Phiếu yêu cầu công chứng mới nhất và các bước công chứng hợp đồng

Khi muốn công chứng một văn bản, hợp đồng nào đó, cá nhân, tổ chức gửi Phiếu yêu cầu công chứng tới Văn phòng công chứng tại địa phương để thực hiện công chứng. Việc công chứng sẽ giúp văn bản, hợp đồng đảm bảo giá trị pháp lý.