Mẫu biên bản mất trộm tài sản 2022 và hướng dẫn cách viết chi tiết

Biên bản mất trộm tài sản là văn bản được lập ra để ghi chép về việc mất tài sản, trong đó ghi rõ thời gian và địa điểm lập biên bản, nội dung sự việc mất trộm tài sản. Dưới đây là Mẫu biên bản mất trộm tài sản.

1. Những nội dung cần có của biên bản mất trộm tài sản

Mẫu biên bản mất trộm tài sản là mẫu văn bản được lập ra nhằm ghi chép lại sự việc mất tài sản. Đối với sự việc mất tài sản ở công ty, thông thường mẫu biên bản này được lập ra trong các cuộc họp, có sự tham gia của người lập biên bản, người báo mất tài sản và người làm chứng.

Người lập biên bản có thể tự soạn hoặc sử dụng mẫu có sẵn, tuy nhiên dù với cách thức nào cũng đều cần có đầy đủ các nội dung sau:

- Thời gian, địa điểm lập biên bản;

- Thông tin người lập biên bản (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác);

- Thông tin người báo mất tài sản: Họ tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại…

- Nội dung biên bản: Gồm các thông tin về tài sản bị mất, số lượng, giá trị tài sản, cách thức và phương hướng giải quyết…

- Thời gian lập xong biên bản, chữ ký của các bên tham gia lập biên bản.

mau bien ban mat trom tai san
Mẫu biên bản mất trộm tài sản và hướng dẫn cách viết chi tiết (Ảnh minh họa)

2. Mẫu biên bản mất trộm tài sản mới nhất

2.1. Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày….tháng….năm…..

BIÊN BẢN MẤT TÀI SẢN CÔNG TY

Hôm nay, vào lúc…giờ…phút, ngày…tháng…năm ….tại…………..

Chúng tôi gồm:

Ông (bà):…………Chức vụ…………Đơn vị: …………

Ông(bà):……… Chức vụ……………Đơn vị:………

Cùng tiến hành lập biên bản về việc làm mất tài sản công ty đối với nhân viên trực bảo vệ:

Ông (Bà):………….……. Sinh ngày: …./…/…

Số CMND:……………… Ngày cấp:…/…/…Nơi cấp:………….

Hộ khẩu TT (theo CMND): …………………………………………

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………………………………..…

Nội dung:

STT

Tài sản bị mất

Phòng ban

Số lượng

Ghi chú

Ông (bà):…….……. đã trình báo với cấp trên tại ………. vào hồi…..giờ…. Vậy chúng tôi tiến hành lập biên bản này để làm căn cứ giải quyết các vấn đề có liên quan sau này.

– Hướng xử lý vụ việc: ……………

Biên bản lập xong vào lúc ………… giờ ………… phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên trên  cùng nghe và đồng ý ký tên.

NGƯỜI BÁO MẤT TÀI SẢN

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN

(Ký và ghi rõ họ tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN

(Ký và ghi rõ họ tên)

2.2. Mẫu số 02

CÔNG TY …

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------

BIÊN BẢN
V/v …………………………………

Căn cứ hợp đồng lao động….

Căn cứ nội quy công ty…..

Hôm nay hồi …….giờ……..phút, ngày…..tháng…..năm…

Tại…………………………………………………………

Chúng tôi gồm có:

Người lập biên bản:

Họ tên:………………………… Chức vụ: …………………

Người chứng kiến:

Họ tên: ……………………… Chức vụ: ……………………

Người bị lập biên bản:

Họ tên: ………………………. Chức vụ: …………………

Tiến hành lập biên bản ghi nhận về hành vi lấy trộm………:

Thời gian, địa điểm thực hiện:……………………………….…

Diễn biến vụ việc:

………………………………………………………………………

Tang vật :…………… ….giá trị:………(bằng số)……………(bằng chữ)

Thiệt hại xảy ra (nếu có): …………………………………

Biên bản được lập thành 02 bản, một bản do công ty lưu giữ, một bản do người bị lập biên bản nắm giữ.

Người lập biên bản

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người chứng kiến

(Ký và ghi rõ họ tên)

Người bị lập biên bản

(Ký và ghi rõ họ tên)

3. Hướng dẫn chi tiết viết biên bản mất trộm tài sản

Biên bản mất tài sản công ty chính là căn cứ cho thấy việc bị mất tài sản hoàn toàn là sự thật, đây là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành điều tra, giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên. Do đó, khi lập biên bản, doanh nghiệp phải khai báo đúng với tình hình thực tế, không được phép thêm bớt, bịa đặt.

Nói cách khác, biên bản mất tài sản chính là căn cứ thông tin và cơ sở xác nhận để thực hiện việc trình báo cũng như giải quyết khi xảy ra trường hợp mất tài sản.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách viết biên bản mất tài sản

- Phần mở đầu:

Ở phần này, các thông tin không nhiều và viết tương đối dễ dàng, tuy nhiên cần điền các thông tin một cách trung thực và đầy đủ.

- Phần nội dung: Đây là phần quan trọng nhất khi lập biên bản mất trộm tài sản.

+ Cung cấp thông tin của các bên tham gia: Cần cho thấy được những bên tham gia vào cuộc họp bàn, thông báo mất tài sản công ty là những bên nào, đối tượng cụ thể với họ tên là gì, chức vụ tương ứng tại doanh nghiệp.

Với người tiến hành khai báo cần nêu họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, số chứng minh nhân dân cùng với ngày cấp và nơi cấp, địa chỉ hiện tại và số điện thoại tương ứng.

- Thông tin về tài sản bị mất

+ Thông tin về tài sản sẽ được cập nhật theo bảng với các cột thông tin như STT, Tài sản bị mất, Phòng ban, Số lượng và Ghi chú.

+ Điền các thông tin tương ứng theo từng cột và từng loại tài sản được kê khai. Sau đó trình bày việc khai báo mất tài sản này với ai vào thời gian nào để đưa ra quyết định lập mẫu biên bản mất tài sản này.

- Phần kết luận: Ở phần kết luận của biên bản mất tài sản cần đưa ra được hướng giải quyết, xử lý vụ việc là gì.

Trên đây là Mẫu biên bản mất trộm tài sản, nếu có vướng mắc về các quy định liên quan bạn đọc liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Nhân viên trộm cắp tài sản của công ty, bị xử lý thế nào?

Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Nhiều lao động nữ trong thời kỳ mang thai do thai yếu nên được chỉ định tạm nghỉ việc để dưỡng thai, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp đủ điều kiện, lao động nữ nghỉ việc để dưỡng thai còn được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Viết đơn tố cáo khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm thế nào? Gửi tới đâu?

Nhiều người đã lợi dụng sự phát triển của mạng xã hội để làm phương tiện thực hiện hành vi bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm có thể làm đơn tố cáo để gửi tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.