Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình và cách lập

Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng là một trong các mẫu văn bản được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp một số mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường mới nhất và hướng dẫn cách lập.

1. Biên bản kiểm tra hiện trường là gì? Có vai trò thế nào?

Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng là văn bản được dùng để ghi chép lại quá trình kiểm tra hiện trường xây dựng công trình, gồm: Thời gian, địa điểm, thành phần tham gia và nội dung kiểm tra hiện trường thi công xây dựng.

Theo đó, việc lập Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng có vai trò sau:

- Đóng vai trò như một chứng cứ cho các sự việc đã xảy ra tại thời điểm lập biên bản và được sử dụng với các mục đích khác nhau;

- Đảm bảo sự chính xác, minh bạch trong quá trình thi công, hoàn thiện công trình;

- Xác định những vấn đề chưa hoàn thiện, những khuyết điểm để từ đó đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp, kịp thời.

mau bien ban kiem tra hien truong xay dung cong trinh
Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình và cách lập (Ảnh minh họa)

2. Nội dung cần có trong Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng

Trong Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng cần đảm bảo có các nội dung sau:

- Thông tin cụ thể về thời gian, địa điểm lập Biên bản;

- Các thành phần tham gia kiểm tra hiện trường thi công xây dựng;

- Nội dung kiểm tra hiện trường thi công xây dựng:

+ Thời gian, công trình thực hiện kiểm tra;

+ Đánh giá chất lượng công trình xây dựng;

- Kết luận kiểm tra hiện trường thi công xây dựng.

- Chữ ký của các bên tham gia kiểm tra.

3. Mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng

3.1 Mẫu số 1

Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình……….

Công trình ……………

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

......, ngày… tháng…… năm….

BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

1. Tên công trình xảy ra sự cố: ………………………………………

2. Hạng mục công trình xảy ra sự cố:………………………………

3. Địa điểm xây dựng công trình: ………………………………….…

4. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:

a) Thời điểm xảy ra sự cố: ……giờ….. ngày…… tháng ….. năm…….

b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố………

c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất…………………

d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)………………………..………

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

3.2 Mẫu số 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA
HIỆN TRƯỜNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

(Trước khi nghiệm thu hoàn thành đưa vào sử dụng và bàn giao công trình)

Công trình: .....................................................................

Hạng mục: ......................................................................

Địa điểm xây dựng: .......................................................

I. Thành phần tham gia:

I.1/ Thành phần trực tiếp kiểm tra

1. Đại diện Cục Quản lý Xây dựng công trình:

- Ông .................................... Chức vụ: .........................

- Ông ..................................... Chức vụ: .....................

2. Đại diện Ban Quản lý Dự án

- Ông ...................................... Chức vụ: ......................

- Ông ....................................... Chức vụ: ......................

3. Đại diện Nhà thầu Tư vấn giám sát (nếu có thuê Tư vấn giám sát):

- Ông .......................................... Chức vụ: ...........................

- Ông .......................................... Chức vụ: ...........................

4. Đại diện Nhà thầu Tư vấn Thiết kế:

- Ông .......................................... Chức vụ: ............................

- Ông .......................................... Chức vụ: ..........................

5. Đại diện Nhà thầu thi công: ..........................(Ghi tên nhà thầu)..............

- Ông .................................... Chức vụ: ..............................

- Ông ..................................... Chức vụ: ..............................

I.2/ Đơn vị khách mời:

1. Đại diện Đơn vị Quản lý khai thác, sử dụng: .............(Ghi tên đơn vị QLKT,SD)........

- Ông ...................................... Chức vụ: .........................

- Ông .................................... Chức vụ: ..........................

2. Đại diện UBND ..............(Ghi tên UBND huyện, xã, nếu có mời).............

- Ông .......................................... Chức vụ: ......................

- Ông .......................................... Chức vụ: .......................

- Ông .......................................... Chức vụ: .........................

II. Thời gian kiểm tra:

Bắt đầu: Lúc....giờ....phút....ngày....tháng....năm....

Kết thúc: Lúc ....giờ...phút...ngày....tháng......năm....

Tại công trình ......................................................................

III. Đánh giá chất lượng xây dựng công trình:

a. Tài liệu làm căn cứ kiểm tra

- Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư: (Ghi số quyết định, ngày tháng ký quyết định, cấp quyết định phê duyệt Dự án đầu tư)

- Hồ sơ thiết kế kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư phê duyệt: Ghi số, tên quyết định, ngày tháng quyết định phê duyệt

- Hợp đồng thi công xây dựng: Ghi số hợp đồng, ngày, tháng, năm ký hợp đồng.

- Hồ sơ hoàn công công trình (hoặc hạng mục công trình) do ... (ghi tên nhà thầu thi công) lập ngày .... tháng ... năm .... đã được cán bộ giám sát (hoặc tư vấn giám sát) ký xác nhận.

- Quyết định cấp đất xây dựng số: ...........(Ghi số quyết định, ngày tháng ký quyết định, cấp quyết định).

- Các văn bản liên quan trong quá trình thi công: (Ghi tên các văn bản liên quan, nếu có)

b. Về chất lượng xây dựng công trình: (Ghi nhận xét đánh giá về chất lượng xây dựng công trình)

....................................................................................

c. Về mặt bằng sử dụng đất của công trình:

(Ghi rõ mặt bằng sử dụng đất của công trình có được bàn giao đúng theo quyết định cấp đất xây dựng hay không, số lượng cọc mốc ranh giới có đầy đủ và đảm bảo chất lượng hay không, vv...)

.......................................................................................

d. Các tồn tại cần sửa chữa, khắc phục (nếu có): (Ghi các tồn tại cần khắc phục sửa chữa và thời gian hoàn thành)

.......................................................................................

4. Kết luận: ...................................................................

CHỮ KÝ CỦA CÁC BÊN THAM GIA

CỤC QUẢN LÝ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH            BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)                                           (Ký tên, ghi rõ họ tên)

TƯ VẤN GIÁM SÁT                                                    TƯ VẤN THIẾT KẾ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)                                           (Ký tên, ghi rõ họ tên)

NHÀ THẦU THI CÔNG

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ, KHAI THÁC                               ĐẠI DIỆN UBND HUYỆN.......

(Ký tên, ghi rõ họ tên)                                           (Ký tên, ghi rõ họ tên)

4. Hướng dẫn cách lập Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng

- Thông tin thành phần tham gia kiểm tra hiện trường:

+ Ghi rõ đại diện tham gia trong biên bản hiện trường bao gồm người đại diện cho các bên liên quan, chức vụ;

+ Đối với thành phần trực tiếp kiểm tra hiện trường công trình xây dựng sẽ bao gồm: 2 cán bộ của Cục quản lý công trình xây dựng; 2 cán bộ kỹ thuật của ban quản lý dự án của chủ đầu tư công trình xây dựng; đại diện biên thiết kế công trình xây dựng bao gồm 2 cán bộ thiết kế;…

+ Đối với thành phần khách mời, gồm:

Đại diện cho bên sẽ khai thác và sử dụng công trình (khách hàng, đối tác…);

Đại diện bên đơn vị tổ chức hành chính tại địa phương (UBND xã, phường…).

- Phần nội dung biên bản hiện trường:

+ Cần nêu rõ mục đích của việc kiểm tra hiện trường, nội dung diễn ra trong quá trình kiểm tra công trình xây dựng.

+ Các nội dung được trình bày một cách rõ ràng, khoa học để các bên liên quan có thể nắm bắt được vấn đề một cách chính xác; biên bản phải ghi rõ trọng tâm nhất nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng đưa ra các ý kiến và thống nhất các ý kiến đóng góp giữa các bên có liên quan

+ Căn cứ để đánh giá, kiểm tra chất lượng thi công công trình xây dựng: Căn cứ vào quyết định về việc phê duyệt dự án đầu tư; Căn cứ vào hồ sơ và bản về thi công công trình xây dựng đã được phê duyệt; Căn cứ vào hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện bởi đơn vị thi công công trình xây dựng và đã được giám sát về chất lượng và có ký xác nhận của đơn vị giám sát…

Trên đây là mẫu Biên bản kiểm tra hiện trường xây dựng công trình. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.

Mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thế nào? Xin xác nhận ở đâu?

Mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thế nào? Xin xác nhận ở đâu?

Mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thế nào? Xin xác nhận ở đâu?

Quảng cáo là một trong các phương thức hiệu quả nhất để đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng. Tuy nhiên, với một số loại sản phẩm nhất định phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi đưa vào quảng cáo. Dưới đây là một số mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm được quan tâm nhất.

Mẫu Biên bản đấu giá tài sản và hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo

Mẫu Biên bản đấu giá tài sản và hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo

Mẫu Biên bản đấu giá tài sản và hướng dẫn chi tiết cách soạn thảo

Biên bản đấu giá tài sản được lập khi mở cuộc bán đấu giá tài sản, trong đó ghi lại nội dung, diễn biến, thành phần tham dự... của cuộc đấu giá. Dưới đây là mẫu Biên bản đấu giá tài sản mới nhất được ban hành kèm theo Thông tư 06/2017/TT-BTP.