Mẫu Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ

Mẫu Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.



Ý nghĩa của Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Cụ thể, Điều 96 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Đồng thời, Tòa án cũng có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ, tài liệu.

Khi đương sự giao nhận tài liệu, chứng cứ, Tòa án phải lập thành biên bản.

Do đó, việc giao nhận tài liệu, chứng cứ để bảo đảm tránh rủi ro cho đương sự. Bởi việc chứng minh và cung cấp chứng cứ do đương sự tự mình chủ động thực hiện.

Yêu cầu đối với Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ

Biên bản phải lập thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ vụ việc dân sự, một bản giao cho người nộp chứng cứ.

Trong đó, biên bản có những nội dung sau:

- Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ

- số bản, số trang của chứng cứ, tài liệu

- Thời gian nhận

- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp; Chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án

Nếu tài liệu, chứng cứ được giao nhận bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch sang tiếng Việt, được công chứng, chứng thực theo quy định.

Ngoài ra, thời hạn giao nộp phải do Thẩm phán ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử.

Lưu ý: Khi giao nộp chứng cứ, tài liệu, có một số chứng cứ, tài liệu là bản chính, có giá trị quan trọng như: Sổ đỏ, đăng ký xe… thì có thể giao bản photo có chứng thực của Ủy ban nhân dân hoặc dấu của Phòng/Văn phòng công chứng.

mẫu giao nhận chứng cứ

Mẫu Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ cập nhật mới nhất (Ảnh minh họa)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

GIAO NHẬN TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

Hồi …..giờ….phút, ngày....... tháng........ năm.............................................................................

Tại: .............................................................................

Người giao nộp tài liệu, chứng cứ: (1)......................

Là:……………….….. (2) trong vụ án về (3)..............

Người nhận tài liệu, chứng cứ:(4).............................

Đã tiến hành việc giao nhận tài liệu, chứng cứ sau đây:(5)................

Biên bản này được lập thành hai bản, một bản giao cho người giao nộp tài liệu, chứng cứ và một bản lưu hồ sơ vụ án.

 NGƯỜI GIAO NỘP                                 NGƯỜI NHẬN

       TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ                        TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ

(Ký tên, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ)         (Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Hướng dẫn cách điền chuẩn nhất    

(1) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao nộp tài liệu, chứng cứ.

(2) Nếu là đương sự thì ghi tư cách đương sự của người giao nộp tài liệu, chứng cứ trong vụ án

Nếu là cá nhân hoặc đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ thì ghi “là người được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ” hoặc “là người đại diện cho cơ quan, tổ chức được yêu cầu giao nộp tài liệu, chứng cứ”.

(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang giải quyết.

(4) Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ của người nhận tài liệu, chứng cứ và địa chỉ của Tòa án nơi nhận tài liệu, chứng cứ.

(5) Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của từng tài liệu, chứng cứ.

Ví dụ: tài liệu, chứng cứ là văn bản thì ghi rõ số bản, số trang của từng tài liệu, chứng cứ.

Trên đây là Biên bản giao nhận tài liệu, chứng cứ cập nhật mới nhất. Ngoài ra, để sử dụng các biểu mẫu khác, độc giả có thể tham khảo tại đây.

>> Mẫu Biên bản bàn giao chung nhất

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.