Mẫu Biên bản ghi nhớ dùng cho nhiều trường hợp [Mới nhất 2024]

Biên bản ghi nhớ là thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên trước khi đi đến quyết định ký kết hợp đồng chính thức. Trong đó, biên bản nêu rõ yêu cầu và trách nhiệm của các bên khi ký hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về loại biên bản này và các mẫu Biên bản ghi nhớ được dùng phổ biến, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

1. Biên bản ghi nhớ là gì? Có vai trò thế nào?

Biên bản ghi nhớ có tên Tiếng anh là Memorandum of Understanding (MOU), bản chất của biên bản này là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, đưa ra các nội dung chi tiết về yêu cầu và trách nhiệm cũng giữa các bên liên quan.

Biên bản ghi nhớ thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan không mong muốn một cam kết pháp lý hay là trong trường hợp các bên không thể thống nhất và tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi.

Biên bản ghi nhớ phát huy vai trò rõ nhất là ở trong các giao dịch thương mại trên quốc tế, khi đó, biên bản ghi nhớ đóng vai trò như một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức, làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có).

Bản ghi nhớ giữa các công ty với nhau là một tài liệu của hợp đồng nhưng không ràng buộc giữa các bên, ngoại trừ những thỏa thuận bí mật và phi cạnh tranh.

mau bien ban ghi nho
Mẫu Biên bản ghi nhớ dùng cho nhiều trường hợp (Ảnh minh họa)

2. Một số mẫu Biên bản ghi nhớ chuyên nghiệp, mới nhất 2022

2.1. Biên bản ghi nhớ theo mẫu dùng chung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….., ngày…. tháng…. năm …..

BIÊN BẢN GHI NHỚ

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ Bản hợp đồng số:…../2021/HĐ

Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ …………., chúng tôi gồm:

Bên A:

Tên công ty ……………………………………………………

Trụ sở chính: ………………………………………………….
Mã số thuế: ……………………………………………………
Điện thoại: ……………………………Email:…………………
Người đại diện: ……………………….Chức vụ: ……………

Bên B:
Tên công ty………………………………………………………
Trụ sở chính: ……………………………………………………
Mã số thuế: ……………………………………………………..
Điện thoại: …………………………….Email:…………………
Người đại diện: ……………………….Chức vụ: ……………

Sau khi bàn bạc và thống nhất các bên cùng thỏa thuận và đồng ý lập Biên bản ghi nhớ các nội dung sau:

……………………………………………………………………
……………………………………………………………………

Các bên cam kết thực hiện đầy đủ các nội dung như đã thỏa thuận nêu trên.

Biên bản ghi nhớ được lập thành 02 có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

2.2. Mẫu Biên bản ghi nhớ hợp tác

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BIÊN BẢN GHI NHỚ HỢP TÁC

Số: …/BBGNHT

- Căn cứ Bộ luật dân sự 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ Luật thương mạcủa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Căn cứ chức năng, khả năng và nhu cầu của hai bên.

Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ ……….………, chúng tôi gồm:

Bên A:  CÔNG TY …………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Mã số thuế: ………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………………

Tài khoản ngân hàng: …………………………………………

Người đại diện: ……………………….Chức vụ: ………………

Bên B:  CÔNG TY …………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………………

Điện thoại: …………………………………………………………

Tài khoản ngân hàng: …………………………………………

Người đại diện: ……………………….Chức vụ: ………………

Hai Bên cùng thỏa thuận và đồng ý lập Biên bản ghi nhớ các nội dung hợp tác với các điều khoản sau:

Điều 1. Các điều khoản chung

………………………………………………………………………..

Điều 2. Hàng hóa
………………………………………………………………………..

Điều 3. Đặt hàng và Giao nhận hàng hóa

………………………………………………………………………..

Điều 4. Giá cả và phương thức thanh toán, đối chiếu công nợ

………………………………………………………………………..

Điều 5: Điều kiện và thời gian bản hành

………………………………………………………………………..

Điều 6: Trách nhiệm của các Bên

………………………………………………………………………..

Điều 7: Cung cấp và trao đổi thông tin giữa hai Bên

………………………………………………………………………..

Điều 8: Dừng giao hàng hoặc hủy bỏ Hợp đồng trước thời hạn

………………………………………………………………………..

Điều 9: Cam kết chung

………………………………………………………………………..

Điều 10: Hiệu lực của Bản ghi nhớ

………………………………………………………………………..

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                      ĐẠI DIỆN BÊN B

2.3. Mẫu Biên bản ghi nhớ làm việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BIÊN BẢN GHI NHỚ LÀM VIỆC

Số: …/BBGNLV

Hôm nay, ngày… tháng… năm ……, tại địa chỉ …………………, chúng tôi gồm:

Bên A:  CÔNG TY ……………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………

Mã số thuế: …………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………

Tài khoản ngân hàng: ……………………………………

Người đại diện: …………….Chức vụ: …………………

Bên B:  CÔNG TY ……………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………

Mã số thuế: ……………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………

Tài khoản ngân hàng: …………………………………

Người đại diện: ………………….Chức vụ: ……………

Hai Bên cùng thỏa thuận và đồng ý ký kết Biên bản ghi nhớ làm việc với các điều khoản sau:

Điều 1. Mục tiêu

Hai Bên sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác liên quan đến việc …………… vì lợi ích của hai Bên nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đặc biệt nhằm:

Tạo nền tảng vững chắc cho các mối quan hệ hiện thời và trong tương lai giữa hai Bên;

Tăng cường năng lực của hai Bên;

………………………………………………………

Điều 2. Các hình thức hợp tác

Hàng năm hoặc định kỳ, hai Bên sẽ thảo luận và quyết định các hình thức hợp tác tư pháp phù hợp với các thủ tục hiện hành và những ưu tiên chiến lược của các Bên, đặc biệt tập trung vào các vấn đề dưới đây:

…………………………………………………………

…………………………………………………………

Điều 3. Nội dung chương trình hợp tác

Những nội dung hợp tác được liệt kê cụ thể trong những Phụ lục của Biên bản ghi nhớ này. Những lĩnh vực này sẽ được cập nhật và thay đổi theo thời gian thông qua những Phụ lục được hai bên ký kết.

Điều 4. Xem xét sửa đổi

Hai Bên cùng thỏa thuận thời gian đánh giá định kỳ các hoạt động và việc thực thi Biên bản ghi nhớ này cùng các Phụ lục kèm theo.

Bất cứ sửa đổi nào trong Biên bản ghi nhớ này được hai Bên đồng ý đều phải được thể hiện bằng văn bản và sẽ là một phần của Biên bản ghi nhớ này. Những sửa đổi như vậy sẽ có hiệu lực kể từ ngày do hai Bên xác định.

Điều 5. Bắt đầu và chấm dứt hiệu lực

Biên bản ghi nhớ này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Mỗi Bên có thể chấm dứt hiệu lực của Biên bản ghi nhớ này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho Bên kia và việc chấm dứt sẽ có hiệu lực sau 3 tháng, kể từ ngày Bên kia chính thức nhận được văn bản nói trên.

Việc chấm dứt hiệu lực của Biên bản ghi nhớ không làm ảnh hưởng đến việc hoàn tất các dự án hoặc các hoạt động đang tiến hành theo các điều khoản mà hai Bên đã cam kết.

Biên bản ghi nhớ này sẽ hết hiệu lực sau 5 năm kể từ ngày ký. Hai Bên có thể xem xét để ký kết một thỏa thuận khác.

Biên bản ghi nhớ này được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị pháp lý như nhau.

BÊN A                                                                           BÊN B

3. Lưu ý khi soạn thảo Biên bản ghi nhớ

Biên bản ghi nhớ có thể tự soạn hoặc sử dụng các mẫu có sẵn, tuy nhiên để đảm bảo về nội dung và hình thức, một Biên bản ghi nhớ sẽ gồm các nội dung sau đây:

- Thông tin của các bên tham gia đàm phán: Phải đảm bảo đầy đủ và chính xác;

- Nội dung vấn đề mà các bên tham gia muốn đàm phán phải được thể hiện rõ: Ghi nhớ về việc góp vốn thì góp vốn vào doanh nghiệp nào, với tư cách gì; nếu là hợp tác đào tạo thì phải ghi rõ là đào tạo ngành nghề gì, cho đối tượng nào…;

- Biên bản ghi nhớ cần được trình bày rõ ràng, khoa học, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ những nội dung quan trọng, không dùng từ nhiều nghĩa khi lập Biên bản ghi nhớ…

- Các bên có thể ghi nhận thêm các điều khoản về bảo mật, trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba… tùy theo nhu cầu và mục đích lập biên bản.

Trên đây là mẫu Biên bản ghi nhớ dùng trong nhiều trường hợp. Nếu có thắc mắc liên quan đến lĩnh vực hình sự, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2024 (Mẫu chuẩn của Bộ Tài chính)

Biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2024 (Mẫu chuẩn của Bộ Tài chính)

Biên bản kiểm kê tài sản mới nhất 2024 (Mẫu chuẩn của Bộ Tài chính)

Biên bản kiểm kê tài sản là văn bản được sử dụng nhiều trong các doanh nghiệp, ghi chép cụ thể về kết quả kiểm kê, qua đó tiến hành xác nhận những tài sản cố định cùng với nguồn vốn hiện tại, giúp tăng hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản.

Đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên mới nhất 2024 và thủ tục cấp

Đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên mới nhất 2024 và thủ tục cấp

Đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên mới nhất 2024 và thủ tục cấp

Đảng viên có thể làm Đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên trong trường hợp thẻ bị mất, hỏng. Thủ tục xin cấp lại thẻ được thực hiện theo Hướng dẫn của Ban tổ chức Trung ương Đảng. Dưới đây là mẫu Đơn xin cấp lại thẻ Đảng viên và hướng dẫn thủ tục xin cấp lại mới nhất 2023.

Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn dành cho mọi loại hình doanh nghiệp

Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn dành cho mọi loại hình doanh nghiệp

Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn dành cho mọi loại hình doanh nghiệp

Góp vốn được thực hiện khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc khi góp thêm vào vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Sau khi góp vốn, các cá nhân, tổ chức tại doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn đã góp. Dưới đây là một số mẫu Giấy chứng nhận góp vốn của các loại hình doanh nghiệp.