Mẫu Biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất

LuatVietnam cung cấp Mẫu Biên bản điều tra tai nạn lao động ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP nhưng không mong muốn bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào xảy ra rủi ro này.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/06/12/Mau-Bien-ban-dieu-tra-tai-nan-lao-dong_1206113506.doc

Hướng dẫn điều tra tai nạn lao động của Đoàn cơ sở

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP, khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc làm bị thương nặng 01 người lao động thì phải thành lập ngay Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở (gọi tắt là Đoàn).

Theo đó, Đoàn sẽ tiến hành:

- Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động;

- Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan;

- Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết);

- Phân tích: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn tương tự hoặc tái diễn;

- Lập Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu);

- Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động (theo mẫu);

Trong 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Đoàn gửi Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động.

(theo Điều 13 Nghị định 39/2016/ND-CP)

Mẫu Biên bản điều tra tai nạn lao động

TÊN CƠ SỞ…
---------------

Số: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

……, ngày …. tháng ….. năm ……

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
…………(1)….. (Nhẹ hoặc nặng) …………

1. Cơ sở để xảy ra tai nạn lao động:

- Tên cơ sở: ………………………………………………….…………………

- Địa chỉ: …………………………………..…….………………………………

thuộc tỉnh/thành phố: …………………………………………………………..

- Số điện thoại, Fax, E-mail: …………………………………………………..

- Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: …….(2)……………….……………

- Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): ………………..………..

- Loại hình cơ sở: …………..(3)…………………………………..……………

- Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): ..…………

2. Thành phần đoàn điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):

……………….…………………………………………………………………

……………….…………………………………………………………………

3. Tham dự điều tra (họ tên, đơn vị công tác, chức vụ của từng người):

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

4. Sơ lược lý lịch những người bị nạn:

- Họ tên: ……………..………………………..…..  Giới tính: ………………

- Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………..…………………….

- Quê quán: ……………………………………………….…………………….

- Nơi thường trú: ……………………...…………………...…………………..

- Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): …………………..

- Nơi làm việc (tên tổ/phân xưởng hoặc tên, địa chỉ cơ sở): ………….…..

- Nghề nghiệp: ………….(4)………………… …………………………………

- Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ……………….(năm)

- Tuổi nghề: …………………(năm) Bậc thợ (nếu có): ………………..……

- Loại lao động:

Có hợp đồng lao động: ………..(5)………. /Không có hợp đồng.

- Đã được huấn luyện về ATVSLĐ: ……………….. Có/ không.

5. Thông tin về vụ tai nạn:

- Ngày, giờ xảy ra tai nạn: Vào hồi ... giờ ... phút, ngày ...tháng ...năm….

- Nơi xảy ra tai nạn: …………..………………………………………………..

- Thời gian bắt đầu làm việc: …………………………………..……………..

- Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: ....... giờ …... phút.

6. Diễn biến của vụ tai nạn: …………………………...…..………………..

7. Nguyên nhân gây ra tai nạn: …………………………..………………...

(Trong đó phải xác định rõ tai nạn lao động xảy ra do một trong các nguyên nhân: lỗi của người sử dụng lao động; lỗi của người lao động; lỗi của cả người sử dụng lao động và người lao động; nguyên nhân khác không do lỗi của người sử dụng lao động và người lao động).

8. Kết luận về vụ tai nạn: ……………………...…………………………….

(Phải xác định rõ vụ tai nạn đó là một trong các trường hợp: tai nạn lao động; tai nạn được hưởng trợ cấp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật an toàn, vệ sinh lao động; không phải là tai nạn lao động).

9. Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý: …...……

10. Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn:

- Nội dung công việc: …………………….……….……………………………

- Người có trách nhiệm thi hành: ………………..……………………………

- Thời gian hoàn thành: ……………………………………………………….

11. Tình trạng thương tích:

- Vị trí vết thương: ………………….…………………………………………..

- Mức độ tổn thương: ………………….………………………………………

12. Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu: ………………...…………..

13. Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:

- Chi phí do người sử dụng lao động trả (nếu có):

Tổng số: …………………đồng, trong đó:

+ Chi phí y tế: …………………..đồng;

+ Trả lương trong thời gian điều trị: …………………đồng;

+ Bồi thường hoặc trợ cấp: …………………..đồng;

- Thiệt hại tài sản/thiết bị: ………………….đồng.

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu có)

NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn lập Biên bản điều tra tai nạn lao động

(1) Căn cứ danh mục yếu tố gây chấn thương.

(2) Ghi tên ngành, mã ngành theo Hệ thống ngành kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

(3) Ghi tên, mã số theo danh mục và mã số các đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành trong báo cáo thống kê.

(4) Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo danh mục nghề nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê.

(5) Ghi rõ: Không xác định thời hạn; Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Theo mùa, vụ hoặc theo một công việc nhất định thời hạn dưới 12 tháng.

Trên đây là Mẫu Biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất do LuatVietnam cung cấp.

https://cms.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2019/06/12/Mau-Bien-ban-dieu-tra-tai-nan-lao-dong_1206113506.doc

Để cập nhật các quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn lao động, độc giả có thể theo dõi tại đây.

>> 6 việc doanh nghiệp cần làm ngay để đảm bảo an toàn nơi làm việc

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.