1. Mẫu Biên bản bàn giao tài sản
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Hôm nay, ngày.../...../....., tại.......................................................................
Chúng tôi gồm:
I. Bên giao:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...
II. Bên nhận:
Ông/Bà: ………………………………………………………………………….
Chức danh:……………………………….. Bộ phận: ………………………...
III. Nội dung bàn giao
Vì lý do ………………… nên bên …………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên ……………… tại: ………………………………………… theo bảng thống kê chi tiết sau:
STT | Tên tài sản | Đơn vị | Số lượng | Tình trạng | Thành tiền | Chữ ký nhận |
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý..
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao Bên nhận Bên làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
=>> Tìm hiểu thêm: Các mẫu biên bản bàn giao khác
2. Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao tài sản là biên bản thể hiện sự chuyển giao tài sản giữa cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức này cho cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác. Thông qua đó, hai bên thống kê tài sản, công cụ, dụng cụ giúp quá trình bàn giao tài sản diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn.
Sau khi bàn giao hoàn tất, người nhận bàn giao sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tiếp tài sản theo quy định.
Thông thường, biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
- Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản;
- Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
Như vậy, việc bàn giao tài sản và việc lập thành biên bản có ý nghĩa như chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có). Qua đó, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên.
3. Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao tài sản
Bởi ý nghĩa quan trọng của biên bản bàn giao tài sản nên cần phải lưu ý những điều sau:
- Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
- Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận;
- Ghi đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu nhất những thông tin quan trọng của tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…
- Nêu cụ thể điều kiện cũng như trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…
- Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
4. Cách xác định giá trị tài sản bàn giao
Tài sản bàn giao phải được xác định chính xác giá trị đang theo dõi trên sổ kế toán và phải được đánh giá lại giá trị thực tế theo mặt bằng giá trị tại thời điểm và địa điểm bàn giao.
- Giá trị tài sản bàn giao đang theo dõi trên sổ sách kế toán được xác định căn cứ vào các tài liệu kế toán hợp pháp (Sổ kế toán Bảng Tổng kết tài sản, các tài liệu chứng từ kế toán...v.v.) theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành.
- Về nguyên tắc đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:
Có căn cứ khoa học kỹ thuật.
Đảm bảo chặt chẽ và chính xác.
Phù hợp với thực tiễn và dễ áp dụng.
- Phương pháp đánh giá lại giá trị tài sản bàn giao:
Đối với những tài sản mới mua hoặc mới lắp đặt, xây dựng xong đưa vào sử dụng, giá trị bàn giao được căn cứ vào giá mua thực tế trên hoá đơn được cấp có thẩm quyền chấp nhận thanh toán, giá lắp đặt, xây dựng mới theo quyết toán công trình được duyệt để bàn giao hoặc quyết toán hoàn thành các hạng mục công trình.
Đối với những tài sản đã sử dụng lâu, khi bàn giao phải xác định lại giá trị tài sản theo giá tại thời điểm bàn giao; việc xác định giá trị tài sản bàn giao được căn cứ vào chất lượng còn lại của từng tài sản bàn giao và đơn giá thực tế mua mới tài sản đó tại thời điểm và địa điểm bàn giao.
Tổng giá trị còn lại của toàn bộ tài sản phải bàn giao là giá trị còn lại của từng tài sản phải bàn giao cộng lại.