Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp và cách viết gây ấn tượng

Sau khi kết thúc quá trình thử việc, người lao động sẽ làm báo cáo thử việc để tự đánh giá lại quá trình làm việc của bản thân. Công ty sẽ căn cứ vào bản đánh giá này để quyết định có tiếp tục ký kết hợp đồng nữa hay không. Dưới đây là một số Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp.

1. Nội dung cần có trong báo cáo thử việc

Báo cáo thử việc do người lao động đang trong quá trình thử việc thực hiện và gửi cho công ty, doanh nghiệp để nhận xét, đánh giá. Theo đó, mục đích báo cáo thử việc là để người lao động tự đánh giá lại quá trình làm việc, những thành tích đạt được, những công việc chưa hoàn thành… trong suốt thời gian thử việc.

Qua đó, phía công ty, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào việc tự đánh giá và thực tế làm việc của người lao động để đánh giá khả năng, mức độ phù hợp của người lao động với công việc và quyết định xem có ký hợp đồng lao động hay không.

Trong bản báo cáo thử việc sẽ gồm các nội dung:

- Thông tin kính gửi;

- Các thông tin của người làm báo cáo: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, thời gian thử việc, vị trí, chức vụ, người hướng dẫn/quản lý.

- Phần báo cáo kết quả thực hiện công việc:

+ Công việc được giao;

+ Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc;

+ Kết quả đạt được.

- Cá nhân tự đánh giá về quá trình thử việc của bản thân;

- Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc.

- Ý kiến, đánh giá của người phụ trách hướng dẫn.

- Chữ ký của người báo cáo và quản lý/phụ trách hướng dẫn.

mau bao cao thu viec
Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp và cách viết gây ấn tượng (Ảnh minh họa)

2. Một số mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp

2.1 Mẫu số 01

Công ty: .....................

Phòng/Ban: ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO THỬ VIỆC

Kính gửi: Lãnh đạo Công ty................................................

Trưởng phòng/Ban:................................

Tôi tên là: ..........................................................................

Sinh ngày: .........................................................................

Số CMND/CCCD: .................Cấp ngày: ........................Tại: ..............

Thời gian thử việc: Từ ngày........tháng........năm...........đến ngày........tháng........năm.........

Vị trí/Chức vụ trong thời gian thử việc tại Công ty: .........................

Phòng/Ban: ..........................................................

Người hướng dẫn: ................................................

Sau đây, tôi xin báo cáo kết quả các công việc mà tôi đã thực hiện trong thời gian thử việc:

STT

Công việc được giao

Người giao việc

Thời gian yêu cầu hoàn thành công việc

Kết quả công việc

Ghi chú

Kết quả cá nhân đạt được trong quá trình thử việc:

............................................................................

.............................................................................

..............................................................................

Ý kiến đóng góp, đánh giá của cá nhân về quá trình thử việc tại công ty:

............................................................................

.............................................................................

.............................................................................

Mong muốn, nguyện vọng của cá nhân sau quá trình thử việc tại công ty:

.............................................................................

............................................................................

............................................................................

.........., ngày........ tháng........ năm..........

NGƯỜI BÁO CÁO

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN

........................................................................

........................................................................

.........................................................................

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

(Ký và ghi rõ họ tên)

Ý KIẾN CỦA TRƯỞNG PHÒNG/BAN...............

.............................................................................

............................................................................

.............................................................................

TRƯỞNG PHÒNG/BAN...............

(Ký và ghi rõ họ tên)

2.2 Mẫu số 02

CÔNG TY..................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ VIỆC

Kính gửi :  - Lãnh đạo Công ty

- ……………………

Họ và tên :........................................................................

Ngày tháng năm sinh :.....................................................

Thời gian thử việc từ ngày……./……./…….đến ngày……./……./…….

Công việc được giao trong quá trình thử việc :

.........................................................................................

.........................................................................................

.........................................................................................

Tự đánh giá, ý kiến đề nghị:

.........................................................................................

.........................................................................................

......., ngày         tháng       năm

Người thử việc

Ý kiến của Trưởng bộ phận:

.........................................................................................

.........................................................................................

........, ngày       tháng       năm

Trưởng bộ phận

Ý kiến của Trưởng Phòng Hành chính nhân sự :

.........................................................................................

.........................................................................................

......., ngày       tháng       năm

Trưởng Phòng Hành chính nhân sự



3. Hướng dẫn viết báo cáo thử việc đầy đủ, gây ấn tượng

Báo cáo thử việc là bản “tóm tắt” toàn bộ quá trình làm việc cũng như những thành tích mà người lao động trong suốt thời gian thử việc. Đồng thời, đây cũng là một trong các căn cứ quan trọng để công ty đi tới quyết định ký kết hợp đồng.

Do vậy, khi viết báo cáo thử việc cần viết một cách trung thực, đánh giá đúng nhất khả năng hoàn thành công việc của bản thân, không nên “PR” quá nhiều cho bản thân. Báo cáo thử việc cần viết ngắn gọn, trình bày khoa học nhưng vẫn phải đầy đủ những nội dung chính. Phía công ty có thể thông quan bản đánh giá này để đánh giá người lao động có chuyên nghiệp hay không.

Cụ thể cách viết như sau:

- Ở phần mở đầu:

Phần này tương đối đơn giản, người làm báo cáo chỉ cần điền các thông tin theo yêu cầu trong báo cáo, các thông tin cá nhân phải chính xác và trùng khớp với các giấy tờ tùy thân.

- Ở phần nội dung của báo cáo:

Cần viết một cách chân thực và đầy đủ các công việc được người quản lý hoặc người trực tiếp hướng dẫn giao trong quá trình thử việc, trong đó ghi rõ: Công việc đã hoàn thành và kết quả hoàn thành như thế nào? Công việc nào còn chưa hoàn thành, nguyên nhân do đâu?...

Trường hợp được giao tương đối nhiều việc thì nên sử dụng bảng kê để báo cáo công việc. Việc liệt kê công việc một cách khoa học, logic kèm theo kết quả, cũng như hướng giải quyết và đánh giá của người hướng dẫn cho từng công việc sẽ giúp người lao động ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

- Ở phần tự đánh giá và mong muốn của bản thân:

Ở phần này, người lao động cần thể hiện rõ năng lực, trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, đồng thời liệt kê những thế mạnh, ưu điểm của bản thân. Bên cạnh đó, trung thực ghi nhận những điểm còn yếu kém và đưa ra giải pháp để hoàn hiện bản thân.

Cuối cùng, người lao động đề xuất nguyện vọng của bản thân dựa trên những khó khăn trong quá trình làm việc, việc đề xuát phải thực tế và hợp lý.

4. 4 lưu ý quan trọng để không bị mất quyền lợi trong thời gian thử việc

Thời gian thử việc:

Theo Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc do 02 bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:

- Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên...

Đồng thời, doanh nghiệp chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.

Xem thêm:...

Mức lương thử việc:

Theo Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp và người lao động được quyền thỏa thuận với nhau về mức lương thử việc. Tuy nhiên, người sử dụng lao động phải trả ít nhất 85% mức lương của công việc làm thử cho người lao động.

Xem thêm:...

Quyền lợi được hưởng trong thời gian thử việc

Người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các chế độ sau:

- Chế độ nghỉ lễ, Tết, nghỉ hằng năm theo quy định pháp luật;

- Chế độ hưởng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm:...

Chấm dứt hợp đồng thử việc

Trong thời gian thử việc, nếu không phù hợp với công việc và môi trường làm việc, các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Trên đây là Mẫu báo cáo thử việc chuyên nghiệp. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng thai yếu để hưởng chế độ thai sản

Nhiều lao động nữ trong thời kỳ mang thai do thai yếu nên được chỉ định tạm nghỉ việc để dưỡng thai, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Trường hợp đủ điều kiện, lao động nữ nghỉ việc để dưỡng thai còn được hưởng chế độ thai sản theo quy định pháp luật.