Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất

Bài viết này, LuatVietnam sẽ cung cấp hai mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hiện đang được áp dụng cũng như hướng dẫn cách lập báo cáo theo quy định.

1. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Mẫu này áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo quy định của Thông tư này để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

Đơn vị báo cáo: .................

Mẫu số B 02 – DN

Địa chỉ:…………...............

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)     

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………

                                                                                     Đơn vị tính:............

CHỈ TIÊU

số

Thuyết minh

Năm

nay

Năm

trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

10

4. Giá vốn hàng bán

11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 - 11)

20

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

7. Chi phí tài chính

22

  - Trong đó: Chi phí lãi vay

23

8. Chi phí bán hàng

25

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

26

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

     {30 = 20 + (21 - 22) - (25 + 26)}

30

11. Thu nhập khác

31

12. Chi phí khác

32

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51

52

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 - 52)

60

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*)

71

(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần                                            

   Lập, ngày ... tháng ... năm ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

- Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất2 mẫu báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu này áp dụng đối với:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

Đơn vị báo cáo:.....................

Địa chỉ: .......................................

 Mẫu số B02 - DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm...

Đơn vị tính: ………….

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

10

4. Giá vốn hàng bán

11

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)

20

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

7. Chi phí tài chính

22

- Trong đó: Chi phí lãi vay

23

8. Chi phí quản lý kinh doanh

24

9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + 21 - 22 - 24)

30

10. Thu nhập khác

31

11. Chi phí khác

32

12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

14. Chi phí thuế TNDN

51

15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

(60=50 - 51)

60

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)


KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.

(2) Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất
Doanh nghiệp phải báo cáo 15 chỉ tiêu trong mẫu báo cáo kết quả kinh doanh (Ảnh minh họa)


3. Hướng dẫn lập báo cáo kết quả kinh doanh

Điều 113 Thông tư 200 và Mục 2.3 Điều 81 Thông tư 133 hướng dẫn lập và trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:

3.1. Nội dung và kết cấu báo cáo

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 5 cột:

+ Cột số 1: Các chỉ tiêu báo cáo;

+ Cột số 2: Mã số của các chỉ tiêu tương ứng;

+ Cột số 3: Số hiệu tương ứng với các chỉ tiêu của báo cáo này được thể hiện chỉ tiêu trên Bản thuyết minh Báo cáo tài chính;

+ Cột số 4: Tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo năm;

+ Cột số 5: Số liệu của năm trước (để so sánh).

3.2. Cơ sở lập báo cáo

- Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm trước.

- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9.

3.3. Những chỉ tiêu cần phải lưu ý

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là số liệu thể hiện ở tổng phát sinh bên có của TK 511 trong cả kỳ báo cáo. Số liệu của chỉ tiêu này sẽ không bao gồm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế gián thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất kho, thuế bảo vê môi trường và một số loại phí khác.

Khi các đơn vị cấp trên lấy số liệu để lập báo cáo với các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân thì khoản doanh thu từ các giao dịch nội bộ phải được khấu trừ hết.

- Những khoản giảm trừ doanh thu

Với chỉ tiêu này bạn cũng sẽ lấy số liệu từ TK 511 nhưng là tổng phát sinh nợ đối ứng với bên có của TK 521.

Doanh nghiệp cần chú ý những khoản giảm trừ này sẽ không bao gồm các loại thuế gián thu, các loại phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải nộp cho ngân sách nhà nước.

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ sẽ được tính bằng cách lấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.

- Giá vốn hàng bán trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Người lập báo cáo lấy số liệu ở tổng phát sinh bên có của TK 632 đối ứng với bên nợ của TK 911.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chỉ tiêu này được tính = Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giá vốn hàng bán.

- Doanh thu hoạt động tài chính trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Phần doanh thu này chính là số liệu lũy kế số phát sinh bên Nợ TK 515 đối ứng với bên có TK 911.

- Chi phí tài chính

Số liệu của chỉ tiêu này chính là lũy kế số phát sinh bên có TK 635 đối ứng với bên nợ TK 911.

- Chi phí lãi vay trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu này chính là phần chi tiết chi phí lãi vậy có trong sổ kế toán chi tiết TK 635

- Chi phí bán hàng trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên Có TK641 đối ứng với bên nợ TK 911.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí này là tổng cộng số phát sinh bên có TK 642 đối ứng với bên nợ TK 911 trong kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Đây là một trong số những chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu này thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – ( Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp)

- Chi phí khác

Số liệu dùng để ghi vào chỉ tiêu này là tổng số phát sinh bên có TK 811 đối ứng với bên nợ TK 911.

Người lập báo cáo cũng nên chú ý một số giao dịch đặc biệt khi tính chỉ tiêu này. Đó là các giao dịch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, BĐS đầu tư. Trong các giao dịch này chi phí khác là phần chệnh lệch giữa khoản thu từ những hoạt đông này nhỏ hơn giá trị còn lại của chúng và chi phí thanh lý.

- Lợi nhuận khác trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Số liệu của chỉ tiêu này được  ghi bằng số âm. Số liệu được lấy từ tổng số phát sinh bên có TK 8211 đối ứng với bên nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết của TK 8211. Hoặc người lập báo cáo có thể dựa vào số phát sinh bên nợ TK 8211 đối ứng với bên có TK 911.

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế – (Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại)

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Có 02 công thức để tính lãi cơ bản trên cổ phiếu:

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ.

+ Lãi cơ bản trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Số trích quỹ khen thưởng phúc lợi.

- Lãi suy giảm trên cổ phiếu

Chỉ tiêu này cũng được tính theo 02 công thức:

+ Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Lợi nhuận hoặc lỗ phân bổ cho cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông – Số trích quỹ khen thưởng phúc lợi.

+ Lãi suy giảm trên cổ phiếu = Số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu phổ thông dự kiến được phát hành thêm

Trên đây là mẫu báo cáo kết quả kinh doanh hiện đang được áp dụng và các thông tin liên quan. Nếu có thắc mắc liên quan, bạn đọc vui lòng gọi đến 1900.6192 để được tư vấn miễn phí.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.