Mẫu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính là hoạt động cần thiết và bắt buộc đối với một số doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Theo đó, Nghị định 06/2022/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về việc báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính này.

1. Mẫu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

Điểm a khoản 3 Điều 10 Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định các cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần báo cáo theo Mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cụ thể như sau:

TÊN CƠ SỞ

_______

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

BÁO CÁO

Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở ...

____________

I. Thông tin của cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

1. Tên cơ sở, địa chỉ, giấy phép kinh doanh.

2. Thông tin về người đại diện của cơ sở trước pháp luật.

3. Thông tin về lĩnh vực hoạt động kinh doanh, sản xuất.

II. Thông tin về phát thải khí nhà kính và các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại cơ sở

1. Ranh giới và phạm vi hoạt động của cơ sở.

2. Cơ sở hạ tầng, công nghệ và hoạt động của cơ sở.

3. Các nguồn phát thải khí nhà kính, bể hấp thụ khí nhà kính và các loại khí nhà kính phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

4. Mức phát thải khí nhà kính dự kiến của cơ sở khi không áp dụng công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

5. Các công nghệ, biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được áp dụng tại cơ sở.

III. Kết quả thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở

1. Mô tả phương pháp tính toán mức giảm phát thải khí nhà kính.

2. Mô tả phương pháp thu thập số liệu hoạt động.

3. Kết quả số liệu hoạt động đã được thu thập.

4. Kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính năm ...

5. Độ tin cậy, độ không chắc chắn của mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

TM. TỔ CHỨC

2. Ai phải thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở?

Các cơ sở thuộc danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính do Thủ tướng Chính phủ ban hành trong Quyết định 13/2024/QĐ-TTg sẽ cần thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 06/2022/NĐ-CP.

Ngoài các đối tượng bắt buộc phải thực hiện nêu trên thì các tổ chức, cá nhân khác vẫn được khuyến khích thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện, hoạt động của mình.


3. Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở được thực hiện thế nào?

3.1. Quy trình đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở

Theo khoản 1 Điều 30 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cơ sở cần đo đạc kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở.

Trong đó phải bao gồm các hoạt động chính sau:

  • Xây dựng mức phát thải dự kiến của cơ sở

Mức phát thải dự kiến của cơ sở bao gồm lượng phát thải dự kiến từ tất cả các nguồn phát thải khí nhà kính của cơ sở cho từng năm trong toàn bộ thời gian thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Căn cứ khoản 2 Điều 31 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cơ sở xây dựng mức phát thải dự kiến theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng kịch bản BAU của cơ sở

Trong đó lưu ý như sau:

- Đối với cơ sở chưa áp dụng các biện pháp giảm nhẹ khi xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Kịch bản BAU mô tả toàn bộ quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của cơ sở.

- Đối với cơ sở đã áp dụng các biện pháp giảm nhẹ trước khi xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: Kịch bản BAU mô tả toàn bộ quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý đã được sử dụng trước khi áp dụng các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Bước 2: Xác định các nguồn phát thải khí nhà kính thuộc phạm vi hoạt động của cơ sở

Trong đó:

- Phát thải khí nhà kính từ quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn: phát thải do sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel của các phương tiện vận chuyển trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải về nơi xử lý chất thải;

- Phát thải từ quá trình xử lý, tiêu hủy chất thải, bao gồm:

+ Phát thải CH4 từ bãi chôn lấp do thiếu hệ thống thu gom khí bãi chôn lấp chất thải hoặc hiệu quả của hệ thống thu gom thấp dẫn đến sự rò rỉ của CH4;

+ Phát thải CH4 khi khí bãi rác hoặc khí sinh học không sử dụng được đốt tại các khu xử lý, tiêu hủy chất thải rắn dẫn đến rò rỉ CH4 do đốt cháy không hoàn toàn khí bãi rác hoặc khí sinh học;

+ Phát thải CO2 từ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch trong quá trình đốt chất thải, tiêu thụ xăng và dầu diesel trong phương tiện vận tải;

+ Phát thải CO2 do tiêu thụ điện trong quá trình xử lý chất thải của cơ sở;

+ Phát thải CH4 từ nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp và bể chứa chất thải tại các nhà máy đốt rác;

+ Phát thải CH4 từ nước thải hữu cơ dẫn đến quá trình phân hủy kỵ khí đối với chất thải;

+ Phát thải CO2 từ quá trình đốt chất thải; Phát thải CH4 và N2O từ quá trình đốt chất thải;

+ Phát thải CH4 từ quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ;

+ Phát thải CH4 từ rò rỉ trong lưu trữ chất phân hủy trong bể phân hủy kỵ khí;

+ Phát thải CH4 và N2O từ quá trình ủ phân và xử lý chất thải hữu cơ.

- Phát thải từ các hoạt động phân loại, tái chế rác thải;

- Phát thải CO2 do tiêu thụ điện trong các hoạt động khác của một cơ sở xử lý chất thải.

Bước 3: Xác định phương pháp tính toán mức phát thải khí nhà kính dự kiến theo kịch bản BAU

Cụ thể cơ sở cần xác định:

- Phương pháp tính toán lượng phát thải khí nhà kính tương ứng với từng nguồn thải của cơ sở;

- Các thông số giám sát phục vụ tính toán lượng phát thải khí nhà kính theo kịch bản BAU.

Bước 4: Tính toán mức phát thải khí nhà kính dự kiến theo kịch bản BAU

  • Đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở

Cơ sở căn cứ quy định tại Điều 32 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT để xác định phương pháp và thực hiện đo đạc mức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở mình.

  • Xây dựng phương án giám sát

Theo quy định tại Điều 33 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, phương án giám sát cơ sở xây dựng phải bao gồm các nội dung sau đây:

- Thông tin chi tiết về hệ thống giám sát, vai trò và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong hệ thống giám sát, nguồn lực và công cụ cần thiết để thực hiện giám sát;

- Thông tin về các phương pháp đo đạc lượng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cho các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở;

- Thông tin về các thông số cần được đo đạc, tần suất thực hiện đo đạc trong một chu kỳ báo cáo;

- Thông tin mô tả hệ thống quản lý, lưu trữ số liệu được thu thập;

- Thông tin về quy trình thực hiện QA/QC.

Lưu ý: Phương án giám sát nêu trên phải được cơ sở thể hiện trong báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và phải được cập nhật khi có thay đổi trong quá trình tổ chức thực hiện.

3.2. Báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của cơ sở xử lý chất thải

Cơ sở xây dựng báo cáo kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo quy trình quy định tại Điều 34 Thông tư 17/2022/TT-BTNMT, cụ thể như sau:

Bước 1: Tổng hợp các kết quả giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được tính toán trong giai đoạn đo đạc, đảm bảo tính chính xác, phù hợp về phương pháp tính toán và kết quả tính toán.

Bước 2: Xây dựng báo cáo

  • Biểu mẫu: theo mẫu báo cáo hướng dẫn tại Phần 1 nêu trên;

  • Tần suất thực hiện: định kỳ hằng năm

Bước 3: Gửi báo cáo để thẩm định

  • Cơ quan tiếp nhận:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Các Bộ: Công Thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng (tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động của cơ sở báo cáo);

- Cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.

  • Thời gian gửi báo cáo: trước ngày 31 tháng 3 kể từ năm 2027

Bước 4: Hoàn thiện báo cáo

Cơ sơ có trách nhiệm hoàn thiện báo cáo dựa theo kết quả thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường qua hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến về kiểm kê khí nhà kính.

Trên đây là các nội dung đáng chú ý về hoạt động báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất

Việc lập báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là trách nhiệm đối với các công ty sản xuất hóa chất. Dưới đây là Mẫu Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất.