Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường mới nhất

Bài viết sau đây cung cấp thông tin về nội dung chính có trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường và những mẫu báo cáo theo quy định hiện hành.

1. Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường có những nội dung gì?

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường có những nội dung gì?
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường có những nội dung gì?(Ảnh minh họa)

Căn cứ Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định tùy từng loại báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường có từng nhóm nội dung chính như sau:

Loại dự án

Nội dung chính

1. Dự án đầu tư mà đã được cơ quan có thẩm quyền đã quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường vào thời điểm trước khi đi vào vận hành thử nghiệm

- Thông tin chung liên quan đến dự án

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia/tỉnh, khả năng chịu tải của môi trường và phân vùng môi trường (nếu có);

- Kết quả hoàn thành đối với những công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

- Kế hoạch, tiến độ và kết quả thực hiện các phương án phục hồi, cải tạo môi trường, bồi hoàn sự đa dạng sinh học (nếu có);

- Đề xuất những nội dung có thay đổi so với nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM (nếu có) kèm với đánh giá tác động đối với môi trường từ sự thay đổi;

- Nội dung được quy định phải có trong đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Nội dung về thời gian, kế hoạch được dự kiến để thực hiện việc vận hành thử nghiệm, kèm theo là bản kế hoạch thực hiện quan trắc chất thải nhằm đánh giá hiệu quả của công trình xử lý các chất thải; nếu công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc là công trình xử lý chất thải chỉ thuộc dự án có công suất nhỏ thì chỉ thực hiện lấy mẫu đơn cho việc quan trắc; phương án ứng phó, phòng ngừa sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và sau khi dự án đã được đi vào vận hành;

- Nội dung về việc đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải và các nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

2. Dự án đầu tư thuộc nhóm II mà không thuộc đối tượng phải đánh giá tác động môi trường

- Thông tin chung liên quan đến dự án

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia/tỉnh, khả năng chịu tải của môi trường và phân vùng môi trường (nếu có);

- Nội dung về việc đánh giá hiện trạng môi trường tại nơi thực hiện dự án (trừ những dự án thuộc khu sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung); nội dung đánh giá, dự báo tác động từ nguồn thải, độ rung, tiếng ồn; nội dung đánh giá việc lựa chọn công nghệ xử lý các chất thải và công nghệ sản xuất, công trình bảo vệ môi trường khác; nội dung từ việc đánh giá, dự báo từ những tác động tới sự đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, xâm nhập mặn, dòng chảy, bồi lắng, sạt lở và xã hội (nếu có);

- Nội dung đề xuất về kế hoạch, biện pháp xử lý chất thải kèm theo bản thuyết minh cùng phương án thiết kế xây dựng của các công trình bảo vệ môi trường, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, hạng mục công trình xử lý chất thải, thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị xử lý khác, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan, phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; kế hoạch xây dựng, lắp đặt, bảo trì, vận hành, quản lý các hạng mục xả thải và công trình xử lý các chất thải, kèm với dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện những biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường;

- Các nội dung về việc bảo vệ môi trường mang tính đặc thù:

- Nội dung được quy định phải có trong đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Nội dung về thời gian, kế hoạch được dự kiến để thực hiện việc vận hành thử nghiệm, kèm theo là bản kế hoạch thực hiện quan trắc chất thải nhằm đánh giá hiệu quả của công trình xử lý các chất thải; nếu công trình, thiết bị xử lý hợp khối hoặc là công trình xử lý chất thải chỉ thuộc dự án có công suất nhỏ thì chỉ thực hiện lấy mẫu đơn cho việc quan trắc; phương án ứng phó, phòng ngừa sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và sau khi dự án đã được đi vào vận hành;

- Nội dung về việc đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải và các nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

3. Cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp mà có hoạt động với tiêu chí về môi trường tương đương với dự án tại nhóm I, nhóm II

- Thông tin chung của cơ sở, khu kinh doanh/sản xuất/dịch vụ tập trung/cụm công nghiệp:

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia/tỉnh, khả năng chịu tải của môi trường và phân vùng môi trường (nếu có);

- Các nguồn chất thải được phát sinh (nội dung đề cập đầy đủ về khối lượng, quy mô và các chủng loại đối với chất thải rắn; quy mô, thông số, lưu lượng ô nhiễm đối với nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải;  quy mô, thông số, lưu lượng ô nhiễm khí thải, bụi, độ rung, tiếng ồn; công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã hoàn thành)

- Nội dung kế hoạch, tiến độ,  kết quả từ việc thực hiện phương án phục hồi môi trường và phương pháp cải tạo môi trường và những phương án thực hiện bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có);

- Nội dung được quy định phải có trong đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Nội dung kết quả trong quan trắc môi trường của 02 năm trước liền kề hoặc kết quả quan trắc mẫu chất thải bổ sung đối với các trường hợp mà đã có giấy phép môi trường thành phần nhưng không phải thực hiện việc quan trắc chất thải;

- Kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về môi trường gần nhất, kèm theo quyết định/kết luận (nếu có);

- Nội dung về việc đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải và các nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

4. Dự án nhóm III

- Thông tin chung liên quan đến dự án

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia/tỉnh, khả năng chịu tải của môi trường và phân vùng môi trường (nếu có);

- Nội dung mô tả hiện trạng môi trường của nơi thực hiện dự án đầu tư (trừ những dự án thuộc khu sản xuất, kinh doanh, cụm công nghiệp, dịch vụ tập trung); nội dung mô tả về công nghệ sản xuất đề xuất lựa chọn;

- Nội dung đề xuất về kế hoạch, biện pháp xử lý chất thải kèm theo bản thuyết minh cùng phương án thiết kế xây dựng của các công trình bảo vệ môi trường, các hệ thống thiết bị xử lý chất thải đồng bộ, hợp khối, hạng mục công trình xử lý chất thải, thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị xử lý khác, các công trình lưu giữ chất thải và công trình, thiết bị liên quan, phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; kế hoạch xây dựng, lắp đặt, bảo trì, vận hành, quản lý các hạng mục xả thải và công trình xử lý các chất thải, kèm với dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện những biện pháp giảm thiểu các tác động xấu đối với môi trường;

- Nội dung được quy định phải có trong đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Nội dung về thời gian, kế hoạch dự kiến để vận hành thử nghiệm, kèm với kế hoạch thực hiện quan trắc chất thải nhằm đánh giả hiệu quả công trình xử lý chất thải; đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải;phương án ứng phó, phòng ngừa về sự cố môi trường.

5. Cơ sở đang hoạt động có các tiêu chí về môi trường mà tương đương với dự án thuộc nhóm III

- Thông tin chung về cơ sở;

- Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia/tỉnh, khả năng chịu tải của môi trường và phân vùng môi trường (nếu có);

- Các nguồn chất thải được phát sinh (nội dung đề cập đầy đủ về khối lượng, quy mô và các chủng loại đối với chất thải rắn; quy mô, thông số, lưu lượng ô nhiễm đối với nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải;  quy mô, thông số, lưu lượng ô nhiễm khí thải, bụi, độ rung, tiếng ồn; công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã hoàn thành)

- Nội dung được quy định phải có trong đề nghị cấp giấy phép môi trường;

- Nội dung về kết quả quan trắc môi trường trong 01 năm trước liền kề hoặc kết quả quan trắc mẫu chất thải bổ sung đối với các trường hợp đã có giấy phép môi trường thành phần mà không phải thực hiện quan trắc chất thải; kết quả thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm môi trường gần nhất, kèm theo quyết định, kết luận (nếu có);

- Nội dung về việc đề xuất nội dung thực hiện quan trắc chất thải và các nội dung về bảo vệ môi trường khác (nếu có).

Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (Ảnh minh họa)

Hiện nay, vì nội dung của từng loại báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường đối với từng đối tượng là khác nhau. Nên các mẫu báo cáo này cũng được quy định riêng tại từ Phụ lục VIII đến Phụ lục XII Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

3. Giải đáp liên quan đến đề xuất cấp giấy phép môi trường

3.1 Hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường

Theo nội dung tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì bộ hồ sơ để chủ dự án/cơ sở cần chuẩn bị đi xin cấp giấy phép môi trường bao gồm:

(1)  Báo cáo đề xuất được cấp giấy phép môi trường;

(2) Văn bản để đề nghị cấp giấy phép môi trường;

(3) Các tài liệu pháp lý, kỹ thuật khác đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp.

3.2 Đề xuất cấp giấy phép môi trường ở cơ quan nào?

Theo nội dung được đề cập đến tại Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường 2020, việc cấp giấy phép môi trường sẽ tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền, như sau:

Cơ quan có thẩm quyền

Phạm vi thẩm quyền

Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Đối tượng phải được cấp giấy phép môi trường mà đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Đối tượng phải được cấp giấy phép môi trường mà nằm trên địa bàn từ trên 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh hoặc nằm trên vùng biển mà chưa được xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về làm nguyên liệu sản xuất và cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý các chất thải nguy hại.

- Lưu ý: Không thuộc phạm vi quyền hạn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Là những dự án đầu tư/cơ sở thuộc phạm vi bí mật nhà nước về quốc phòng - an ninh.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Dự án đầu tư nhóm II được quy định phải được cấp giấy phép môi trường;

- Dự án đầu tư nhóm III được quy định phải được cấp giấy phép môi trường thuộc từ trên 02 đơn vị hành chính cấp huyện;

- Đối tượng phải được cấp giấy phép môi trường mà đã được UBND cấp tỉnh/Bộ/cơ quan ngang Bộ phê duyệt về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

- Lưu ý: Không thuộc phạm vi quyền hạn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Ủy ban nhân dân cấp huyện

Các đối tượng còn lại

Trên đây là thông tin về Mẫu báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường mới nhất.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.