[Tổng hợp] Mẫu Báo cáo chuẩn, được dùng phổ biến nhất

Báo cáo là loại văn bản được dùng để trình bày một sự việc hoặc kết quả hoạt động của một cơ quan, tổ chức trong một thời gian nhất định, qua đó nhằm đánh giá tình hình thực tế trong việc quản lý và phát triển của cơ quan, doanh nghiệp này. Dưới đây là một số Mẫu Báo cáo được dùng phổ biến hiện nay.

1. Báo cáo là gì? Có những loại chế độ báo cáo nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 09/2019/NĐ-CP, báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm cả dưới dạng giấy và điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc. Từ đó, giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin để phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các chủ trương, quyết định quản lý phù hợp.

Trong đó, chế độ báo cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước là những yêu cầu cụ thể về việc thực hiện báo cáo do cơ quan, người có thẩm quyền trong hệ thống hành chính nhà nước ban hành và bắt buộc thực hiện.

Thời gian chốt số liệu báo cáo là được tính từ thời điểm bắt đầu lấy số liệu của kỳ báo cáo đến thời điểm kết thúc việc lấy số liệu để thực hiện việc xây dựng báo cáo.

Theo Điều 4 Nghị định 09/2019, hiện nay có các loại chế độ báo cáo sau:

- Báo cáo định kỳ: Dùng để đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp của các cơ quan hành chính nhà nước, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.

- Báo cáo chuyên đề: Để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề nào đó và phải thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.

- Báo cáo đột xuất: Để đáp ứng yêu cầu thông tin về các vấn đề phát sinh bất thường, đột xuất.

Ngoài ra, căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc còn có thể phân loại báo cáo thành báo cáo sơ kết và báo cáo tổng kết. Theo đó:

- Báo cáo sơ kết: Là báo cáo về một công việc đang còn được tiếp tục thực hiện. Loại báo cáo này giúp lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thể thường xuyên nắm bắt tình hình thực tế, từ đó có những chỉ đạo sát sao, kịp thời.

- Báo cáo tổng kết: Được dùng sau khi đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành một công việc nhất định. Mục đích của chế độ báo cáo này nhằm đánh giá lại quá trình thực hiện một công việc, so sánh kết quả đạt được với mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Từ đó rút kinh nghiệm và xây dựng phương hướng, kế hoạch cho thời gian tới.

mau bao cao

2. Yêu cầu khi lập báo cáo

Mặc dù không không có giá trị pháp lý rõ ràng như các biên bản được lập tại đúng thời gian và địa điểm xảy ra sự việc, nhưng các thông tin trong báo cáo vẫn phần nào ảnh hưởng đến giá trị của các quyết định quản lý bởi đây chính là sự tự phản ánh của đối tượng ban hành báo cáo. Do vậy, để đạt được mục tiêu, một bản báo cáo cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Về nội dung:

+ Bố cục của báo cáo phải đầy đủ, rõ ràng;

+ Thông tin chính xác, đầy đủ, không thêm hay bớt thông tin;

+ Đảm bảo tính trung thực, khách quan, chính xác. Theo đó, người viết báo cáo không được che giấu khuyết điểm hay đề cao thành tích mà đưa vào những chi tiết, số liệu không đúng trong thực tế;

+ Báo cáo cần phải có trọng tâm và cụ thể;

+ Nhận định đúng những ưu điểm và hạn chế diễn ra trong thực tế;

+ Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho thời gian tới một cách mạch lạc và có căn cứ, phù hợp với điều kiện thời gian và điều kiện thực tế.

- Về hình thức:

+ Sử dụng đúng mẫu báo cáo theo quy định của cơ quan, đơn vị (nếu có) hoặc tự xây dựng mẫu báo báo phù hợp với mục đích, nội dung của vấn đề cần báo cáo;

+ Bản báo cáo được trình bày sạch sẽ, không có lỗi chính tả hay lỗi kỹ thuật máy tính;

+ Sử dụng cách hành văn đơn giản đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với văn phong hành chính thông dụng.

- Về tiến độ, thời gian Báo cáo: Báo cáo cần thiết phải được ban hành một cách nhanh chóng, kịp thời.

3. Các bước để lập một bản báo cáo

Bước 01: Chuẩn bị viết báo cáo

+ Xác định mục đích của bản báo cáo;

+ Thực hiện thu thập các dữ liệu cần báo cáo;

+ Đối chiếu và phân tích các thông tin đã thu nhận được để có được thông tin chính xác đưa vào trong báo cáo;

+ Sắp xếp, tổng hợp các dữ liệu theo một trật tự nhất định để đưa vào báo cáo;

+ Dự kiến đánh giá tình hình, rút kinh nghiệm, đề xuất.

Bước 02: Xây dựng đề cương báo cáo

Dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được và mục đích của việc báo cáo, người viết cần lựa chọn các thông tin về những vấn đề gần nhau để đưa vào phần nội dung.

Bước 03: Viết báo cáo

Bước 04: Hoàn thiện báo cáo

4. Một số mẫu Báo cáo được sử dụng phổ biến nhất

4.1. Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân

- Mẫu số 01 (đối với cá nhân)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày…… tháng……. năm……..

BÁO CÁO THÀNH TÍCH
ĐỀ NGHỊ TẶNG.......

(Mẫu báo cáo này áp dụng đối với cá nhân)

I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

- Họ tên (Ghi đầy đủ bằng chữ in thường, không viết tắt): ......................

- Sinh ngày, tháng, năm: ........................ Giới tính:……………

- Quê quán:...................................................

- Trú quán: ...................................................

- Đơn vị công tác: .........................................

- Chức vụ (Đảng, chính quyền, đoàn thể): ..................................

- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: ..............................................

- Học hàm, học vị, danh hiệu, giải thưởng: ...................................

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Quyền hạn, nhiệm vụ được giao hoặc đảm nhận: ................................

2. Thành tích đạt được của cá nhân: .............................................

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG5

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2. Hình thức khen thưởng;

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
XÁC NHẬN, ĐỀ NGHỊ

(Ký, đóng dấu)

NGƯỜI BÁO CÁO THÀNH TÍCH
(Ký, ghi rõ họ và tên)

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN THƯỞNG
(Ký, đóng dấu)

- Mẫu số 02 (dành cho Đảng viên):

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày .... tháng ..... năm 20...

BÁO CÁO THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Đề nghị tặng bằng khen, Giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH

- Họ và tên đảng viên:………………Nam (Nữ)......................

- Ngày, tháng, năm sinh………...................……………...

- Ngày vào Đảng;… ……………Ngày chính thức:.............

- Đơn vị công tác:……… ………………..........................……

- Chức vụ hiện nay (đảng, chính quyền):…..………………

II. THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1. Sơ lược thành tích của đảng viên

- Trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: Kết quả đạt được về số lượng, chất lượng; áp dụng sáng kiến, sửa đổi lề lối làm việc, cải cách hành chính, v.v…

- Trong việc thực hiện nhiệm vụ của đảng viên: Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước; rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; vai trò của cá nhân trong công tác xây dựng đảng và các đoàn thể; tham gia các hoạt động nơi cư trú, hoạt động xã hội khác, v.v….

- Trong việc thực hiện nhiệm vụ của đoàn thể (nếu là thành viên).

- Đối với đảng viên làm công tác quản lý, nêu thêm vai trò của bản thân đối với tập thể cấp ủy, lãnh đạo và tóm tắt thành tích của đơn vị.

2. Danh hiệu khen thưởng đã nhận được

a) Danh hiệu khen thưởng của các cấp ủy Đảng: Ghi rõ, đầy đủ, liên tục theo năm.

b) Danh hiệu khen thưởng của Nhà nước, đoàn thể.

CẤP ỦY NƠI ĐẢNG VIÊN SINH HOẠT

ĐẢNG VIÊN BÁO CÁO

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH KHEN

(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

- Mẫu số 03 (dành cho tổ chức)

ĐƠN VỊ CẤP TRÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc

…..,ngày…… tháng……. năm…

BÁO CÁO THÀNH TÍCH TẬP THỂ

Tên tập thể đề nghị

……………………………………………

I. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm, tình hình:

- Địa điểm trụ sở chính, điện thoại, fax; địa chỉ trang tin điện tử;

- Quá trình thành lập và phát triển;

- Những đặc điểm chính của đơn vị, địa phương (về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất), các tổ chức đảng, đoàn thể.

2. Chức năng, nhiệm vụ: Chức năng, nhiệm vụ được giao.

II. THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

1. Báo cáo thành tích căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan (đơn vị) và đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng quy định tại Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số ngày tháng năm 201…. của Chính phủ.

Nội dung báo cáo nêu rõ những thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu (nhiệm vụ) cụ thể về năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác so với các năm trước (hoặc so với lần khen thưởng trước đây); việc đổi mới công tác quản lý, cải cách hành chính; sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học và việc ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội đối với bộ, ban, ngành, địa phương và cả nước4.

2. Những biện pháp hoặc nguyên nhân đạt được thành tích; các phong trào thi đua đã được áp dụng trong thực tiễn sản xuất, công tác.

3. Việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước5.

4. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể.

III. CÁC HÌNH THỨC ĐÃ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG

1. Danh hiệu thi đua:

Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của quyết định công nhận danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành quyết định

2. Hình thức khen thưởng:

Năm

Hình thức khen thưởng

Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định

XÁC NHẬN CỦA CẤP TRÌNH
KHEN THƯỞNG

(Ký, đóng dấu)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

4.2. Mẫu Báo cáo công việc

- Mẫu số 01 (Báo cáo công việc theo ngày)

TÊN CÔNG TY

          CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............. , ngày ......... tháng        năm     

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC THEO NGÀY

Họ và tên:..........................................................................

Chức vụ:............................................................................

Bộ phận công tác:.............................................................

Thời gian thực hiện:………..

STT

NGÀY

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM

(NẾU CÓ́)

ĐÁNH GIÁ CỦA

 PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN

1

2

3

4

5

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN

                  NGƯỜI BÁO CÁO

- Mẫu số 02 (Báo cáo công việc theo tuần)

CÔNG TY .......

 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………ngày.....tháng.....năm......

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CÁ NHÂN TUẦN ……

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………

Bộ phận công tác: …………………………………………………………………………………

STT

Tên công việc

Thời gian làm việc

Kết quả làm được

Chưa làm được

Hướng giải quyết

1

2

3

4

 Người báo cáo

- Mẫu số 03 (Báo cáo công việc theo tháng)

TÊN CÔNG TY

       CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.......... , ngày ........ tháng ...... năm .......

BÁO CÁO KẾT QUẢ CÔNG VIỆC HÀNG THÁNG

Từ ngày:          /           /20       Đến ngày:       /           /20

Họ và tên:

Bộ phận:

STT

Nội dung công việc

Khối lượng

Tự đánh giá

Ý kiến trưởng BP

Mức độ % hoàn thành

Mức độ % chất lượng

Mức độ % hoàn thành

Mức độ % chất lượng

Đề xuất, Kiến nghị, Góp ý của người báo cáo về công việc muốn làm, công cụ, phương tiện và môi trường làm việc:

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Đánh giá, góp ý của trưởng bộ phận cho người báo cáo về thái độ, trách nhiệm, phương pháp, kỹ năng làm việc:


…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………...

PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN

                 NGƯỜI BÁO CÁO

Xem thêm: Hướng dẫn cách viết Báo cáo công việc

4.3. Mẫu Báo cáo tổng kết năm

TÊN CƠ QUAN ...............

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ............/BC

....., ngày ....... tháng ...... năm .......

BÁO CÁO

Tổng kết công tác năm ........

Và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm ...........

Mở đầu:

Đặc điểm của cơ quan về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Nội dung:

I - Tổng kết công tác năm ...........

- Nêu các kết quả đã làm được.

- Phân tích đánh giá ưu khuyết điểm đã làm được.

- Những bài học kinh nghiệm.

II - Phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu phải thực hiện trong năm ............

- Những nhiệm vụ chính phải làm, các chỉ tiêu.

- Các biện pháp tổ chức thực hiện.

- Các đề nghị lên cấp trên.

III - Kết luận:

Nêu những kết quả công tác chủ yếu trong năm, tự nhận xét đánh giá: tốt, xuất sắc, hoàn thành kế hoạch cấp trên giao........

Nơi nhận:

- ................

- Lưu văn thư

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)



4.4. Báo cáo kết quả kinh doanh




Trên đây là một số Mẫu Báo cáo được dùng phổ biến. Nếu gặp vướng mắc bất kỳ vấn đề liên quan nào, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.

Mẫu Giấy chứng tử và thủ tục khai tử 2024

Mẫu Giấy chứng tử và thủ tục khai tử 2024

Mẫu Giấy chứng tử và thủ tục khai tử 2024

Giấy chứng tử là một loại giấy tờ hộ tịch của cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho gia đình, thân nhân, người đại diện hoặc cá nhân, tổ chức có liên quan để xác nhận tình trạng một người đã chết. Đây là giấy tờ quan trọng cần có khi làm một số thủ tục hành chính.