Đối với một số doanh nghiệp, Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử là báo cáo bắt buộc phải thực hiện. Vậy, doanh nghiệp nào phải làm Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn tiện tử? Chậm nộp bị xử lý thế nào?
- 1. Đối tượng nào phải lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?
- 2. Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử mới nhất
- 3. Lưu ý về Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
- 3.1. Thời hạn nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
- 3.2. Hướng dẫn gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
- 3.3. Mức phạt chậm gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Đối tượng nào phải lập Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử?
Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử được dùng để tổng kết lại các hóa đơn điện tử đầu ra đã phát hành trong kỳ và chuyển đến cơ quan thuế.
Theo điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử dưới dạng Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử được áp dụng đối với các doanh nghiệp:
Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán.
Bán hàng hóa là điện, nước nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng.
Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác tại Việt Nam.

2. Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử mới nhất
Mẫu Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn tiện tử mới nhất áp dụng từ 01/6/2025 là Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định 123/2020).

3. Lưu ý về Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
3.1. Thời hạn nộp Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Theo điểm a khoản 3 Điều 22 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử phát sinh trong tháng hoặc quý được nộp theo thời hạn gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng của doanh nghiệp.
3.2. Hướng dẫn gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế
Bước 01: Vào mục Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử gửi cơ quan thuế, nhấn Lập bảng tổng hợp.
Bước 02: Chọn kỳ báo cáo theo tháng hoặc quý (theo kỳ kê khai thuế Giá trị gia tăng đơn vị đang áp dụng).
Bước 03: Chương trình tự động lấy lên dữ liệu hóa đơn của kỳ báo cáo. Ghi rõ trạng thái hóa đơn và ghi rõ điều chỉnh, thay thế cho hóa đơn nào đối với các hóa đơn điều chỉnh/thay thế/hủy.
Bước 04: Chọn loại hóa đơn liên quan: Hóa đơn điện tử theo nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Bước 05: Nhấn Lưu và Gửi để gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế.
3.3. Mức phạt chậm gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử
Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử như sau:
Vi phạm | Quá hạn | Mức phạt |
Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn | 01 - 05 ngày làm việc | 02 - 05 triệu đồng |
06 - 10 ngày làm việc | 05 - 08 triệu đồng | |
11 ngày làm việc trở lên | 10 - 20 triệu đồng | |
Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ | 05 - 08 triệu đồng | |
Không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế | 10 - 20 triệu đồng |
Như vậy, trường hợp chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá hạn có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.