Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC đều có mẫu bảng lương, đặc biệt mẫu bảng lương tại Thông tư 200 có thể dùng phù hợp đối với mọi doanh nghiệp
Mẫu bảng lương cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đơn vị: ………………… Bộ phận: ……………… | Mẫu số 02-LĐTL |
Số:…………..
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng……. năm…….
Số TT | Họ và tên | Bậc lương | Hệ số | Lương sản phẩm | Lương thời gian | Nghỉ việc ngừng việc hưởng...% lương | Phụ cấp thuộc quỹ lương | Phụ cấp khác | Tổng số | Tạm ứng kỳ I | Các khoản phải khấu trừ vào lương | Kỳ II được lĩnh | |||||||
Số SP | Số tiền | Số công | Số tiền | Số công | Số tiền | BHXH | … | Thuế TNCN phải nộp | Cộng | Số tiền | Ký nhận | ||||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | C |
Cộng |
Tổng số tiền (viết bằng chữ):………………………………………………………………
|
| Ngày.... tháng.... năm ... |
Mẫu bảng lương doanh nghiệp thường dùng và cách điền (Ảnh minh họa)
Mẫu bảng lương doanh nghiệp thông thường
Đơn vị: ................... | Mẫu số: 02 - LĐTL |
Bộ phận: ................ | (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC |
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) |
Số:...............
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng..........năm...........
Số TT | Họ và tên | Bậc lương | Hệ số | Lương sản phẩm | Lương thời gian | Nghỉ việc ngừng việc hưởng. ..% lương | Phụ cấp thuộc | Phụ cấp khác | Tổng số | Tạm ứng kỳ I | Các khoản phải khấu trừ vào lương | Kỳ II được lĩnh | |||||||
Số SP | Số tiền | Số công | Số tiền | Số công | Số tiền | quỹ lương | BHXH | ... | Thuế TNCN phải nộp | Cộng | Số tiền | Ký nhận | |||||||
A | B | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | C |
Cộng |
Tổng số tiền (viết bằng chữ):...................................................................................
Ngày....tháng....năm ... | ||
Người lập biểu | Kế toán trưởng | Giám đốc |
(Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) | (Ký, họ tên) |
Cách ghi mẫu bảng lương
Bảng lương là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp khác cho người lao động. Đây đồng thời là căn cứ để kiểm tra việc thanh toán lương hàng tháng cho người lao động.
Bảng thanh toán tiền lương được lập hàng tháng, dựa trên bảng chấm công, bảng chấm công ngoài giờ, xác nhận công việc…
Cuối mỗi tháng, sau khi kết thúc thời gian làm việc theo tháng, kế toán tổng hợp từ các tài liệu, chứng từ liên quan để lập mẫu bảng lương hay bảng thanh toán tiền lương, trình giám đốc ký. Từ đó, làm cơ sở để chi trả lương cho người lao động.
Mẫu bảng lương tại Thông tư 133 và Thông tư 200 về cơ bản là giống nhau. Cách ghi như sau:
Cột A: Số thứ tự người lao động
Cột B: Họ tên người lao động
Cột 3, 4: Điền số sản phẩm, số tiền tính theo lương sản phẩm nếu lương của người lao động tính theo sản phẩm
Cột 5, 6: Điền số công và số tiền lương nếu người lao động tính lương theo thời gian làm việc
Cột 7, 8: Số ngày nghỉ việc, ngừng việc của người lao động và lương những ngày này
Cột 9: Các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương
Cột 10: Phụ cấp khác
Cột 11: Tổng tiền lương (theo sản phẩm hoặc theo thời gian) cộng tiền phụ cấp của người lao động
Cột 12: Tiền lương đã tạm ứng
Cột 13, 14, 15, 16: Các khoản trừ từ lương người lao động như tiền đóng bảo hiểm xã hội, đóng thuế… và tổng tiền các khoản bị khấu trừ
Cột 17: Tiền lương cuối cùng được nhận sau khi trừ tiền đã ứng, tiền đã bị khấu trừ
Cột 18: Người lao động nhận lương ký nhận.