Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ và cách điền

Bảng chấm công làm thêm giờ lập ra nhằm theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ từ đó có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán tiền lương cho người lao động. Sau đây là mẫu bảng chấm công làm thêm giờ và các thông tin liên quan theo quy định của pháp luật.

1. Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ

Hiện nay, các văn bản hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp là Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC đều ban hành mẫu bảng chấm công làm thêm giờ như sau:

Đơn vị:...............................

Bộ phận : ..........................

Số:...................

BẢNG CHẤM CÔNG LÀM THÊM GIỜ

Tháng.....năm......

STT

Họ và tên

Ngày trong tháng

Cộng giờ làm thêm

1

2

...

31

Ngày

làm việc

Ngày

thứ bảy,

chủ nhật

Ngày

lễ, tết

Làm đêm

A

B

1

2

...

31

32

33

34

35

Cộng

Ký hiệu chấm công

NT: Làm thêm ngày làm việc (Từ giờ.....đến giờ)

NN: Làm thêm ngày thứ bảy, chủ nhật (Từ giờ.....đến giờ)

NL: Làm thêm ngày lễ, tết (Từ giờ.....đến giờ)

Đ: Làm thêm buổi đêm

Ngày... tháng...  năm...

Xác nhận của bộ phận (phòng ban)
có người làm thêm

   Người chấm công

   Người duyệt

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

bang cham cong lam them gio

2. Cách ghi bảng chấm công làm thêm giờ

Mỗi bộ phận có phát sinh làm thêm ngoài giờ thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

Cột A: Ghi số thứ tự

Cột B: Ghi họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.

Cột 1 - 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày từ ngày 01 đến ngày cuối tháng.

Cột 32: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày thường trong tháng.

Cột 33: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật.

Cột 34: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào các ngày lễ, tết.

Cột 35: Ghi tổng số giờ làm thêm giờ vào buổi tối không thuộc ca làm việc của người lao động.

Kế toán căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người tính ra số công theo từng loại tương ứng ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.

3. Các quy định về làm thêm giờ

3.1. Điều kiện sử dụng người lao động làm thêm giờ

Người sử dụng lao động được sử dụng lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các yêu cầu quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động như sau:

- Có sự đồng ý của người lao động;

- Số giờ làm thêm của lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thườn trong ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày; không quá 40 giờ/01 tháng;

- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ/năm. Trừ một số trường hợp sau, doanh nghiệp được sử dụng người lao động làm thêm trên 200 giờ/năm nhưng không quá 300 giờ/năm:

+ Gia công, sản xuất xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, giày, da, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

+ Trường hợp công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn…;

+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

3.2. Trường hợp không được sử người lao động làm thêm giờ

Doanh nghiệp không được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong 04 trường hợp:

- Người đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 trở đi nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

- Người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý;

- Người chưa đủ 15 tuổi, riêng người từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được làm thêm giờ đối với một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành;

-  Người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 137, khoản 1 và 2 Điều 146, khoản 1 Điều 160 Bộ luật Lao động 2019

3.3. Tiền lương làm thêm giờ

Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

- Vào ngày thường, được tính ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200%;

- Vào ngày các nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày;

- Nếu người lao động làm việc vào ban đêm thì phải được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương/tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường;

- Nếu làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài chế độ nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương/tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, tết.

Trên đây là mẫu bảng chấm công làm thêm giờ và các thông tin liên quan. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192  để được hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế chuẩn nhất 2024

Khi có khúc mắc trong về thuế, doanh nghiệp có thể gửi Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế quản lý để được hướng dẫn giải quyết theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tải ngay mẫu Công văn hỏi đáp gửi Chi cục Thuế được nhiều người sử dụng nhất tại bài viết này.