Top 5+ Bản kiểm điểm Đảng viên 2024 và cách viết

Đảng viên phải tự làm bản kiểm điểm làm căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng và nhận hình thức kỷ luật tương ứng. Dưới đây là mẫu bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất tại Hướng dẫn số 25 cùng với hướng dẫn chi tiết cách viết và file tải về.

1. Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm mới nhất

Mỗi dịp cuối năm hoặc khi có sai phạm đến mức phải bị kỷ luật, Đảng viên cần phải làm bản tự kiểm điểm để nhìn nhận lại toàn bộ ưu điểm, khuyết điểm của mình và tự nhận mức khen thưởng, kỷ luật tương ứng.

Tuy nhiên, mẫu bản kiểm điểm cuối năm là biểu mẫu mà bắt buộc Đảng viên nào cũng phải thực hiện. Dưới đây là mẫu bản kiểm điểm Đảng viên vào dịp cuối năm.

1.1 Với Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo

Khuyến nghị: Đảng viên lãnh đạo và không giữ chức vụ lãnh đạo đều có thể mua Bản kiểm điểm Đảng viên chuẩn, được in sẵn theo từng đối tượng kèm hướng dẫn chi tiết tại đây.

Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023

ĐẢNG BỘ ….

CHI BỘ…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
‎ ---------------

…., ngày… tháng…. năm…..

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm ....

(Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)

Họ và tên:………………… ….. Ngày sinh: …………………………

Chức vụ Đảng: ………………………………………………………

Chức vụ chính quyền: …………………..…………………..………

Chức vụ đoàn thể: …………………..…………………..……………

Đơn vị công tác: ………….. Chi bộ …………………..………………

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

3. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

4. Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

5. Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

6. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm.

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

‎ (Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức:

………………

- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: …………………………..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

‎ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

- Nhận xét, đánh giá của chi ủy: …………………………………………

- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ………………………………

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

‎ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng: ……………………….

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

‎ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

1.2 Với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo

Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023

ĐẢNG BỘ ….

CHI BỘ…

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
‎ ---------------

…., ngày… tháng…. năm…..

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm....

(Cá nhân không giữ chức lãnh đạo, quản lý)

Họ và tên:………………………………………….. Ngày sinh: ………………

Đơn vị công tác:……………………………… Chi bộ …………………………

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tinh thần đoàn kết, thống nhất trong nội bộ; ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương, việc thực hiện những điều đảng viên không được làm; tác phong, lề lối làm việc. Liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá".

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

2. Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm.

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân.

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc

□ Tốt

□ Trung bình

□ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

□ Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ……

- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức…………………………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

‎ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên

- Nhận xét, đánh giá của chi ủy: ……………………………………………

- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng:……………………… …………

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

‎ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng: …………………………

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

‎ (Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

>> Tổng đài tư vấn các quy định liên quan đến Đảng viên 19006192

2. Ví dụ chi tiết về Bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm

Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên
Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất và ví dụ (Ảnh minh hoạ)

ĐẢNG BỘ xã A                      ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chi bộ: 5                                 .........., ngày.....tháng....năm.......

BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN

Năm: ....

Họ và tên: Nguyễn Văn A Ngày sinh: 19xx

Chức vụ Đảng: Đảng viên

Chức vụ chính quyền: Công chức

Chức vụ đoàn thể: ..............................................................................

Đơn vị công tác: Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tinrh C

Chi bộ: 5

I. Ưu điểm, kết quả đạt được

1. Về tư tưởng chính trị; phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

- Về tư tưởng chính trị: Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

- Về phẩm chất đạo đức, lối sống: Giữ gìn đạo đức, lối sống; Có tinh thần cầu thị, lắng nghe, tiếp thu sửa chữa khuyết điểm và đấu tranh với các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…

- Về ý thức tổ chức kỷ luật: Chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú…

- Về tác phong, lề lối làm việc: Năng động, sáng tạo, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ; làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc; có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp.

- Việc đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân. (Đối chiếu với 27 biểu hiện, cá nhân tự nhận diện): Tự liên hệ với các biểu hiện như: Không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có khó khăn; Đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức…

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

2. Về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

- Việc thực hiện chức trách, quyền hạn theo quy định (Đảng, chính quyền, đoàn thể): Đóng Đảng phí đầy đủ; Thực hiện theo đúng quyền hạn, chức trách của mình…

- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm: Hoàn thành mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ được cấp trên giao trong năm, đạt được những kết quả khả quan…

- Trách nhiệm cá nhân liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách: Thỉnh thoảng vẫn còn chưa tập trung vào công việc dẫn đến còn xảy ra một số sai sót nhỏ…

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

3. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân

1. Hạn chế, khuyết điểm (theo 03 nội dung nêu trên): Chưa dành nhiều thời gian thích hợp để nghiên cứu, tìm hiểu sâu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng; pháp luật, chính sách của Nhà nước…

2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm: Trong một số công việc còn chưa sắp xếp được thời gian hợp lý để thực hiện khiến không đủ thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về Cương lĩnh, Điều lệ, Nghị quyết, quy định của Đảng, pháp luật…

III. Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc được chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm của cá nhân: Đang dần dần xây dựng thời gian biểu hợp lý hơn để dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và tìm hiểu các quy định của Đảng, pháp luật…

Tự đánh giá về cấp độ thực hiện:

□ Xuất sắc x Tốt □ Trung bình □ Kém

IV. Giải trình những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân, xác định trách nhiệm của cá nhân đối với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm:…………………..

V. Làm rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

VI. Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

VII. Tự nhận mức xếp loại chất lượng

1. Xếp loại cán bộ, công chức, viên chức:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

x Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□ Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

2. Xếp loại Đảng viên:

□ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

x Hoàn thành tốt nhiệm vụ

□  Hoàn thành nhiệm vụ

□ Không hoàn thành nhiệm vụ

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

- Nhận xét, đánh giá của người quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức: ………............................................................................................................

- Mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức: .........................................

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên

- Nhận xét, đánh giá của chi ủy: ...................................................................

- Chi bộ đề xuất xếp loại mức chất lượng: ...................................................

T/M CHI ỦY (CHI BỘ)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên)

- Đảng ủy, chi ủy cơ sở xếp loại mức chất lượng: .............................

T/M ĐẢNG ỦY (CHI ỦY)

(Xác lập thời điểm, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

* Chữ màu đỏ là những nội dung ví dụ mà độc giả của LuatVietnam có thể tham khảo. Ngoài ra, độc giả có thể theo dõi thêm bài viết Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm Đảng viên để nắm được toàn bộ những lưu ý cần nhớ khi viết bản kiểm điểm Đảng viên.

3. Một số mẫu bản kiểm điểm Đảng viên khác

Bên cạnh mẫu kiểm điểm Đảng viên dùng cho mỗi dịp cuối năm, LuatVietnam còn chia sẻ đến quý độc giả những mẫu kiểm điểm khác sẽ áp dụng trong dành cho Đảng viên. Cụ thể như sau:

3.1 Mẫu tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

của Đảng viên dự bị

Kính gửi:

Chi bộ: ……………………………………………………

Đảng ủy: …………………………….……………………

Tôi là: ………., sinh ngày …… tháng …… năm …….

Quê quán: …………………………….…………………

Nơi ở hiện nay: ……………………….…………………

Được kết nạp vào Đảng ngày…tháng … năm… tại chi bộ:……

Hiện công tác và sinh hoạt tại chi bộ…..………………

Căn cứ tiêu chuẩn Đảng viên và quá trình tu dưỡng, rèn luyện phấn đấu thực hiện nhiệm vụ Đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau:

Ưu điểm: ..................................................................

Khuyết điểm: ...........................................................

Biện pháp khắc phục khuyết điểm: ...................

Tôi tự nhận thấy có đủ điều kiện trở thành Đảng viên chính thức. Đề nghị chi bộ xem xét, báo cáo cấp ủy cấp trên quyết định công nhận tôi là Đảng viên chính thức.

Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người Đảng viên tốt của Đảng.

Địa danh, ngày …… tháng…… năm 20……

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

3.2 Mẫu tự đánh giá cuối năm của viên chức

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                            Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
Năm...........

Họ và tên: ................................................

Chức danh nghề nghiệp: .........................

Đơn vị công tác: ......................................

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng: .................................

2. Đạo đức, lối sống:.................................

3. Tác phong, lề lối làm việc:…………....

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:.........................

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): .........

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp): .........

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO VIÊN CHỨC QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách:……

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:…………………………………

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:…………………………….…

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:…........................................

2. Tự xếp loại chất lượng:……………...................................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

......, ngày ....tháng....năm .....

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CẤP PHÓ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP ................................

....., ngày ....tháng....năm.....

NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm:…………………………………

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:……………………

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

...., ngày ....tháng....năm.....

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

3.3 Mẫu tự đánh giá chất lượng cuối năm của công chức

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                                     Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC

Năm...........

Họ và tên: .......................................................

Chức vụ, chức danh: ......................................

Đơn vị công tác: .............................................

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng: ......................................

2. Đạo đức, lối sống:........................................

3. Tác phong, lề lối làm việc:...........................

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:................................

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc):.............

6. Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp (đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp):......

PHẦN DÀNH RIÊNG CHO CÔNG CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

7. Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): ..........................

8. Năng lực lãnh đạo, quản lý:...........................

9. Năng lực tập hợp, đoàn kết:..........................

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, khuyết điểm:.......................

2. Tự xếp loại chất lượng:.................................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ).

......, ngày.... tháng.... năm.....

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

(Ký, ghi rõ họ tên)

III. Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

(Phần dành cho người đứng đầu đơn vị cấu thành (nếu có)).......................

......., ngày ....tháng....năm......
NGƯỜI NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
(Ký, ghi rõ họ tên)

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÔNG CHỨC (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhân xét ưu, khuyết điểm:...........................

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:........

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ:............

3.4 Mẫu tự đánh giá chất lượng cán bộ cuối năm

TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ
Năm.............

Họ và tên: ...........................................................

Chức vụ, chức danh: .........................................

Cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác: ....................

I. KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

1. Chính trị tư tưởng:............................................

2. Đạo đức, lối sống:............................................

3. Tác phong, lề lối làm việc:.................................

4. Ý thức tổ chức kỷ luật:.......................................

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách (xác định rõ nội dung công việc thực hiện; tỉ lệ hoàn thành, chất lượng, tiến độ công việc): ...

- Năng lực lãnh đạo, quản lý: ..................................

- Năng lực tập hợp, đoàn kết: ..................................

II. TỰ NHẬN XÉT, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG

1. Tự nhận xét ưu, nhược điểm: ..............................

2. Tự xếp loại chất lượng:.........................................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

....., ngày....tháng....năm ....

NGƯỜI TỰ NHẬN XÉT

(Ký, ghi rõ họ tên)

III. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ (Phần dành cho cấp có thẩm quyền đánh giá)

1. Nhận xét ưu, khuyết điểm: .....................................

2. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng:....................

(Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ).

3. Nhận định chiều hướng, triển vọng phát triển của cán bộ: .....................

...., ngày ....tháng....năm.....

ĐẠI ĐIỆN CẤP CÓ THẨM QUYỀN

(Ký tên, ghi rõ họ tên)



...., ngày ....tháng....năm.....

NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN ĐÁNH GIÁ

(Ký tên, ghi rõ họ tên)

3.5 Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng

Khi Đảng viên không sinh hoạt tại đơn vị đang quản lý mình và chuyển đến nơi khác, thực hiện các thủ tục để được sinh hoạt Đảng tại đó thì cần phải làm đơn xin chuyển sinh hoạt Đảng và làm bản kiểm điểm.

Dựa vào bản tự kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng và các giấy tờ, tài liệu khác, tổ chức Đảng tại nơi chuyển sinh hoạt Đảng đến sẽ căn cứ và đưa ra những quy định quản lý phù hợp với Đảng viên đó.

Cũng giống các bản kiểm điểm khác, trong bản kiểm điểm Đảng viên chuyển sinh hoạt Đảng sẽ phải bao gồm các nội dung về tư tưởng, ý chí, phẩm chất, chuyên môn, đã từng bị kỷ luật hay chưa, những thành tựu đã đạt được, những điều không làm được...

Khi chuyển sinh hoạt Đảng cũng cần phải làm bản kiểm điểm
Khi chuyển sinh hoạt Đảng cũng cần phải làm bản kiểm điểm (Ảnh minh hoạ)

Cụ thể, độc giả có thể tham khảo mẫu dưới đây:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày .... tháng .... năm .......

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

- Chi uỷ chi bộ...................................................................

- Đảng uỷ...........................................................................

Tên tôi là: .............   Sinh ngày ....... tháng ....... năm .......

Nơi ở hiện nay: ...................................................................

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ngày ....... tháng ....... năm..........

Tại chi bộ: ............................................................

Chính thức ngày: ................................. tại chi bộ: ..........................

Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: .....................................

Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người đảng viên, tôi tự kiểm điểm như sau: ....................................................

1. Về tư tưởng chính trị: ...................................................................

2. Về đạo đức, lối sống: …………………………………………………

3. Về thực hiện nhiệm vụ được giao: …………………………………

4. Về tổ chức kỷ luật: ……………………………………………………

5. Về khuyết điểm: ………………………………………………………

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi trong quá trình sinh hoạt đảng tại Chi bộ…, Đảng bộ… Nay, tôi xin được chuyển sinh hoạt đảng đến chi bộ…, đảng bộ….

Kính mong chi ủy chi bộ …, Đảng ủy .... tạo điều kiện cho tôi được chuyển sinh hoạt Đảng đến đơn vị mới.

Tôi xin hứa luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM

  (Ký và ghi rõ họ tên)

NHẬN XÉT CỦA CHI UỶ CHI BỘ ……………………………………………………

Ngày……tháng……năm…

T/M CHI ỦY

BÍ THƯ

ĐẢNG UỶ …………………… XÁC NHẬN…………….

Chữ ký đồng chí: …………………………………………

……………., ngày…… tháng…… năm…

T/M ĐẢNG ỦY

BÍ THƯ

3.6 Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên sinh con thứ 3

Không giống các mẫu kiểm điểm trên, bản kiểm điểm dành cho Đảng viên sinh con thứ 3 áp dụng cho người có hành vi vi phạm chính sách dân số và có thể phải chịu hình thức kỷ luật.

Bản kiểm điểm này là Đảng viên tự viết để tự nhận thức về hành vi vi phạm của mình hoặc giải trình cho trường hợp sinh con thứ 3 của mình thuộc trường hợp không vi phạm chính sách dân số.

Do đó, về bản chất, bản kiểm điểm sinh con thứ 3 sẽ không giống mẫu áp dụng với các bản kiểm điểm nêu trên mà có thể sử dụng mẫu dưới đây:

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

........., ngày .... tháng .... năm .......

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

Kính gửi:

- Chi uỷ chi bộ...................................................................

- Đảng uỷ...........................................................................

Tên tôi là: .............   Sinh ngày ....... tháng ....... năm .......

Nơi ở hiện nay: ...................................................................

Vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày ngày ....... tháng ....... năm..........

Tại chi bộ: ............................................................

Chính thức ngày: ................................. tại chi bộ: ..........................

Hiện đang công tác và sinh hoạt tại chi bộ: .....................................

Căn cứ tiêu chuẩn, nhiệm vụ của người Đảng viên, tôi đã vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình do sinh con thứ 3. Nguyên nhân của hành vi vi phạm nêu trên như sau: ………………

Trên đây là bản tự kiểm điểm của tôi về việc sinh con thứ ba trong quá trình sinh hoạt đảng tại Chi bộ…, Đảng bộ… Theo Quy định 69-QĐ/TW của Ban Bí thư, tôi xin tự nhận hình thức kỷ luật là khiển trách.

Tôi xin hứa sẽ không tái phạm vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình đã được quy định và luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ Đảng viên, xứng đáng là người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

NGƯỜI TỰ KIỂM ĐIỂM
(Ký và ghi rõ họ tên)

Để được tư vấn kỹ hơn về các trường hợp liên quan đến Đảng viên, vui lòng liên hệ 19006192 để gặp LuatVietnam.

4. Một số vấn đề liên quan đến kiểm điểm Đảng viên cuối năm

4.1 Ai phải làm bản kiểm điểm Đảng viên?

Theo Hướng dẫn 25 nêu trên, Đảng viên trong toàn Đảng là đối tượng phải viết bản kiểm điểm mỗi dịp cuối năm để thực hiện đánh giá, xếp loại Đảng viên ngoại trừ Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng; Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng; Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 06 tháng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các đối tượng sau đây phải làm bản kiểm điểm:

- Đảng viên vi phạm kỷ luật phải làm kiểm điểm để nhìn nhận lại nhưng sai sót của bản thân và tự nhận hình thức kỷ luật tương ứng.

- Đảng viên dự bị chuyển sang chính thức phải làm kiểm điểm để nhìn nhận lại những ưu điểm, nhược điểm trong thời gian dự bị và cam kết khi chuyển thành Đảng viên chính thức..

4.2 Thời điểm phải làm và hoàn thành việc kiểm điểm Đảng viên 2024

Thời điểm kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tập thể, cá nhân hằng năm được tiến hành vào dịp cuối năm và kết thúc trước 31/12 hằng năm (theo mục 5 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW của Ban Bí thư). Trong đó:

- Với tập thể, cá nhân ở trường học, cơ sở giáo dục: Căn cứ kết quả công tác của năm học để xem xét đánh giá, xếp loại và thống nhất hoàn thành trước 31/12 hằng năm để đảm bảo tính đồng bộ trong toàn Đảng.

- Với tổ chức, cơ quan, đơn vị đặc thù khác mà chưa tổng kết vào dịp cuối năm: Cấp trên trực tiếp hướng dẫn thực hiện hoàn thành trước 15/01 năm sau.

4.3 Nguyên tắc khi viết kiểm điểm Đảng viên nhất định phải nhớ

Căn cứ Hướng dẫn 25 và Quy định 124-QĐ/TW, nguyên tắc cần phải nhớ khi kiểm điểm Đảng viên là:

- Kiểm điểm tự phê bình và phê bình để phát huy, hạn chế, khuyết điểm và khắc phục.

- Từng cá nhân phải tự soi, tự sửa lại mình và chủ động phát hiện, ngăn chặn biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” cùng các hành vi vi phạm pháp luật như tham nhũng, lãng phí...

- Phải khắc phục được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm trong kiểm điểm Đảng viên.

- Việc đánh giá, xếp loại Đảng viên sau khi Đảng viên tự kiểm điểm phải được công khai kết quả và được thông báo đến từng cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm điểm và phải thực hiện liên tục, đa chiều, theo các tiêu chí, sản phẩm cụ thể.

- Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, gắn trách nhiệm cá nhân với tập thể, người đứng đầu, cá nhân lãnh đạo, quản lý…

Giải đáp thắc mắc liên quan đến kiểm diểm Đảng viên
Giải đáp thắc mắc liên quan đến kiểm diểm Đảng viên (Ảnh minh hoạ)

4.4 Kiểm điểm, đánh giá Đảng viên nhằm mục đích gì?

Đảng viên là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Mục tiêu suốt đời của họ là phấn đấu xây dựng Việt Nam độc lập, dân chủ, xã hội công bằng, văn minh, không còn người bóc lột người… (căn cứ Điều 1 Điều lệ Đảng).

Do vậy, hằng năm Đảng viên luôn phải thực hiện việc kiểm điểm tự phê bình, phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng để từng cá nhân tự soi, tự sửa lại mình. Qua đó, khắc phục khuyết điểm, phát huy điểm mạnh.

Đồng thời, trong quá trình kiểm điểm bản thân, Đảng viên dần từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, xóa bỏ biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức… nhằm tự hoàn thiện bản thân, góp phần nâng cao năng lực của mình.

4.5 Kiểm điểm Đảng viên theo các nội dung gì?

Tại Hướng dẫn 25, Bộ Chính trị đưa ra hai trường hợp kiểm điểm Đảng viên: Người giữ chức vụ, lãnh đạo và người không giữ chức vụ, lãnh đạo. Theo đó, với từng đối tượng, nội dung kiểm điểm cũng khác nhau. Cụ thể:

- Với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

  • Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tinh thần đoàn kết cũng như ý thức kỷ luật, trách nhiệm nêu gương và việc thực hiện nghiêm chỉnh những điều Đảng viên không được làm và tác phong, lề lối làm việc. Trong đó có liên hệ với các biểu hiện về tự diễn biến, tự chuyển hóa và suy thoái.
  • Về việc thực hiện nhiệm vụ, công việc, quyền hạn và kết quả đạt được trong năm làm kiểm điểm.
  • Về việc cam kết rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu hằng năm.
  • Về các vấn đề được gợi ý khác cũng như việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm ở các kỳ kiểm điểm khác và các ở những lần trước đó đã được chỉ ra...
  • Riêng Đảng viên là công chức, viên chức và người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, khi kiểm điểm còn phải làm rõ chất lượng, hiệu quả công việc được giao, ý thức, thái độ phục vụ nhân dân…

- Với Đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Ngoài các nội dung kiểm điểm áp dụng với Đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ở trên, với cương vị là những người giữ chức vụ, lãnh đạo, đối tượng Đảng viên này còn cần phải kiểm điểm về các nội dung:

  • Kết quả thực hiện việc lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành của mình trong năm qua cũng như việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ đã được giao và gắn với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, lãnh đạo.
  • Trách nhiệm trong việc khơi gợi tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của mình và cấp dưới cùng với tinh thần dám chịu trách nhiệm; xử lý các vấn đề nhạy cảm, phức tạp trong thực hiện nhiệm vụ.
  • Trách nhiệm nêu gương của chính bản thân mình và gia đình cùng với tinh thần đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
  • Sự tín nhiệm của cán bộ, Đảng viên khác...
  • Nếu có dấu hiệu vu phạm, để xảy ra bức xúc, phức tạp khiến dư luận quan tâm, có đơn, thư khiếu nại, tố cáo... thì còn phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm...

4.6 Đảng viên được miễn công tác có phải kiểm điểm không?

Theo quy định tại Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, với cá nhân, thì các đối tượng phải kiểm điểm tự phê bình và phê bình gồm Đảng viên trong toàn Đảng trừ:

- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt Đảng;

- Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt Đảng.

- Đảng viên mới kết nạp chưa đủ 6 tháng hay Đảng viên dự bị mới được kết nạp chưa đủ 6 tháng.

Theo đó, Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.

4.7 Đảng viên được xếp loại theo những tiêu chí nào?

Khung tiêu chí đánh giá, xếp loại Đảng viên được nêu cụ thể tại Hướng dẫn 25 gồm:

- Tiêu chí về xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị: Công tác chính trị, tư tưởng; công tác tổ chức, cán bộ và xây dựng Đảng bộ, chi bộ; lãnh đạo chính quyền, mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội; giám sát, kiểm tra, kỷ luật Đảng…

- Tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm: Tiêu chí này phải được nêu rõ cụ thể theo từng chỉ tiêu, nhiệm vụ nhất định của Đảng viên;

- Kết quả khắc phục hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra: Ngoài những tiêu chí trên, sau khi được chỉ ra hạn chế, yếu kém thì Đảng viên còn phải đánh giá những việc đã làm được và chưa làm được trong việc khắc phục hạn chế, yếu kém của mình…

4.8 Đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên thế nào?

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng Đảng viên được thực hiện thông qua 04 mức chất lượng sau đây: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; hoàn thành tốt nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ; không hoàn thành nhiệm vụ.

Đặc biệt, việc quyết định mức xếp loại nào do Đảng ủy cơ sở, chi bộ cơ sở thực hiện, xem xét và quyết định. Đồng thời, mỗi Đảng viên cũng phải tự đánh giá, xếp loại chất lượng.

Để được đánh giá, xếp loại, Đảng viên sẽ được thực hiện thông qua 03 bước:

Bước 1: Tự đánh giá, xếp loại chất lượng

Căn cứ các tiêu chí đánh giá, tiêu chuẩn mức chất lượng, Đảng viên tự phân tích và xem xét, tự nhận mức chất lượng phù hợp bằng một trong bốn mức ở trên.

Bước 2: Thẩm định và đề xuất mức xếp loại

Dựa vào kết quả và bản kiểm điểm, đánh giá của Đảng viên, cơ quan có liên quan, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thẩm định, đề xuất mức xếp loại chất lượng.

Bước 3: Quyết định việc xếp loại

- Chi ủy tổng hợp mức tự xếp loại Đảng viên, ý kiến nhận xét, sau đó đề xuất mức xếp loại cho từng Đảng viên.

- Chi bộ tiến hành thảo luận các mức do chi ủy đề xuất trước khi tiến hành bỏ phiếu.

- Chi ủy tổ chức cho các Đảng viên bỏ phiếu đề xuất mức xếp loại với từng Đảng viên. Sau đó, tổng hợp kết quả, đề xuất mức xếp loại chất lượng để báo cáo Đảng ủy cơ sở.

- Đảng ủy cơ sở xem xét, quyết định xếp loại chất lượng Đảng viên.

Sau khi có kết quả đánh giá, xếp loại, nếu có đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết nội bộ thì sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh, thẩm định, xem xét lại kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng.

Trên đây là mẫu bản kiểm điểm Đảng viên mới nhất cùng hướng dẫn chi tiết, cụ thể và chuẩn nhất. Nếu còn thắc mắc, độc giả liên hệ 19006192 để được giải đáp, tư vấn.

Đánh giá bài viết:
(17 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục