Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất [2024]

Khi các tổ chức tín dụng thực hiện cho khách hàng vay phải lập Hợp đồng tín dụng, trong đó có đầy đủ nội dung theo quy định. Dưới đây, LuatVietnam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này và cung cấp một số mẫu Hợp đồng tín dụng.

1. Hợp đồng tín dụng là gì?

Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng (ngân hàng thương mại, ngân hàng Nhà nước, quỹ tín dụng nhân dân… ) với với các cá nhân, tổ chức về việc cho vay một khoản tiền trong thời hạn nhất định.

Theo đó, hợp đồng tín dụng mang bản chất của hợp đồng cho vay tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, trong đó bên cho vay bắt buộc phải là các tổ chức tín dụng có đủ điều kiện theo quy định pháp luật còn bên vay là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…

mau hop dong tin dung
Hợp đồng tín dụng là gì? Mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất (Ảnh minh họa)

2. Nội dung cơ bản của Hợp đồng tín dụng

Trong hợp đồng tín dụng gồm các nội dung cơ bản sau:

- Thông tin của tổ chức tín dụng cho vay: Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp;

- Thông tin của khách hàng: Tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc mã số doanh nghiệp.

- Số tiền cho vay;

- Mục đích sử dụng vốn vay;

- Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

- Phương thức cho vay;

- Thời hạn cho vay;

- Lãi suất cho vay;

- Quyền và trách nhiệm của các bên;

- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;

- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

- Hiệu lực của Hợp đồng tín dụng.

3. Mẫu Hợp đồng tín dụng hiện nay thế nào?

3.1 Mẫu số 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

Số:……./HĐTD

Căn cứ

- Bộ Luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

- Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2010

- Thỏa thuận của hai bên

Hôm nay, ngày …tháng… năm…

Chúng tôi gồm:

BÊN CHO VAY (BÊN A):............................................................................

Địa chỉ: .....................................................................................................

Điện thoại:................................................................................................

Fax:...........................................................................................................

Tài khoản số:.............................................................................................

Tại:............................................................................................................

Đại diện:...................................................................................................

Chức vụ:....................................................................................................

BÊN VAY (BÊN B): ......................................................................................

Địa chỉ: .......................................................................................................

Điện thoại:.................................................................................................

Fax:.............................................................................................................

Tài khoản số:.............................................................................................

Tại:...........................................................................................................

Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay vốn từ nguồn quỹ của A theo các điều kiện sau đây:

Điều 1: Nội dung cho vay:

Bên A cho Bên B vay tổng số tiền vay bằng số là: ………….. bằng chữ là:………………

Điều 2: Mục đích sử dụng tiền vay:

Số tiền vay sẽ được sử dụng vào mục đích kinh doanh trong Bản dự án kinh doanh được đính kèm theo hợp đồng.

Điều 3: Biện pháp đảm bảo:

2.1 Hai bên thống nhất biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng là

- Cầm cố bằng.........................................................................................

- Thế chấp bằng......................................................................................

- Các biện pháp đảm bảo khác theo thỏa thuận của hai bên

2.2 Chi tiết về biện pháp và tài sản đảm bảo được cụ thể trong các giấy tờ chứng thực liên quan đính kèm cùng hợp đồng.

Điều 4: Thời hạn cho vay:

4.1 Thời hạn cho vay là:…… tháng, từ ngày …tháng …năm …đến ngày… tháng… năm….

4.2 Ngày trả nợ cuối cùng là: ngày … tháng… năm…

Điều 5: Lãi suất cho vay và phương thức thanh toán nợ, nợ quá hạn:

5.1 Lãi suất cho vay là ..…%/tháng được tính trên tổng số tiền vay.

5.2 Tiền lãi được tính trên tổng số tiền vay, theo lãi suất cho vay nhân với thờimgian vay . Thời gian vay được kể từ ngày Bên B nhận tiền vay đến ngày trả hết nợ gốc và lãi (kể cả lãi quá hạn nếu có), căn cứ vào các phiếu thu của Bên A được hai bên ký nhận theo điều 5.3 dưới đây.

5.3 Trường hợp Bên B nhận tiền vay thành nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay, hai bên ký Phiếu thu hoặc Biên lai nhận nợ. Phiếu thu, biên lai nhận nợ được đính kèm cùng Hợp đồng này.

5.4 Lãi suất nợ quá hạn: Trường hợp đến kỳ trả nợ gốc và lãi, nếu Bên B không thanh toán toàn bộ nợ (gốc và lãi) mà không có thoả thuận nào khác với Bên A thì Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% (một trăm năm mươi phần trăm) lãi suất cho vay.

5.5 Nếu hết hạn ……. mà Bên B không thể thanh toán các khoản nợ thì Bên A áp dụng các biện pháp đảm bảo như đã thỏa thuận.

5.6 Các bên thoản thuận thứ tự thu nợ.

Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

6.1 Có các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Quy chế vay vốn của Bên A.

6.2 Yêu cầu Bên B thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

6.3 Ngừng cho vay, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng.

6.4 Giao cho Bên B tiền vay theo lịch trình đã thoả thuận tại Hợp đồng này.

6.5 Nhận tiền lãi vay hàng tháng, lãi suất nợ quá hạn trong trường hợp đến kỳ thanh toán mà Bên B không trả được nợ.

6.6 Áp dụng các biện pháp đảm bảo theo thỏa thuận để đảm bảo quyền lợi của mình.

Điều 7: Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

7.1 Yêu cầu Bên A thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết.

7.2 Từ chối các yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong Hợp đồng này.

7.3 Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn.

7.4 Thanh toán đầy đủ, đúng hạn toàn bộ nợ (gốc và lãi) cho Bên A.

7.5 Chịu trách nhiệm trước Bên A, trước pháp luật khi không thực hiện đúng cam kết theo Hợp đồng này hoặc quy chế vay vốn của Bên A.

Điều 8: Sửa đổi, bổ sung hợp đồng:

Các điều khoản trong Hợp đồng này có thể được sửa đổi theo thỏa thuận của hai   bên. Bất kì sửa đổi nào cũng phải được lập thành văn bản và có sự xác nhận của hai bên.

Điều 9: Giải quyết tranh chấp:

Mọi tranh chấp về Hợp đồng sẽ được hai bên giải quyết bằng thỏa thuận, nếu không thể giải quyết bằng thỏa thuận thì hai bên có thể đưa tranh chấp ra Tòa án nhân dân …. để giải quyết.

Điều 10: Hiệu lực và số bản của hợp đồng:

10.1 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày kí kết và chấm dứt khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ trong Hợp đồng.

10.2 Hợp đồng này được lập thành ………bản và có giá trị pháp lý ngang nhau, mỗi bên giữ ….. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                            BÊN B

CHỨC VỤ                                                                    (Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

Lưu ý:

- Lãi suất ngân hàng: cần tìm hiểu kỹ laic suất ngân hàng mà người đi vay muốn vay vốn để đảm bảo phù hợp với khả năng tài chính của họ.

- Phí trả nợ quá hạn: hiện nay tình trạng nợ quá hạn ngày càng phổ biến và diễn biến phức tạp một vấn đề cần lưu ý ở đây là người đi vay cần có sự tìm hiểu kỹ về vấn đề lãi quá hạn để đảm bảo lợi về phần họ.

- Vay bao nhiêu là đủ khả năng trả nợ: điều quan trong hơn hết là khả năng chi trả, thanh toán toàn bộ số nợ, người đi vay cần có những dự đoán và tính toán một các cận thận để dự liệu được khả năng trả nợ với số tiền vay.

3.2 Mẫu số 2

HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

(CHO VAY TỪNG LẦN)

Số: ……../…………/…………….

(Áp dụng đối với hình thức cho vay ổn định sản xuất ban đầu)

Hôm nay, ngày……..tháng……...năm ………tại………………………, chúng tôi gồm có:

1.    Bên cho vay: (sau đây gọi là Bên A)

- Ngân hàng…………………….…Chi nhánh ……………….…………

- Địa chỉ:………………………………………………..……………..

- Điện thoại:………………..…..Fax:………………………..………....

- Tài khoản VNĐ số:………………….tại:……………………….………

- Tài khoản ngoại tệ số:…………………..tại:……………………………

- Do Ông (Bà)…………………… số CMND:………………………..….

Chức vụ:……………làm đại diện theo Giấy uỷ quyền số……. ngày …………của Tổng Giám đốc Ngân hàng…………………………

2. Bên vay: ………………….. (sau đây gọi là Bên B)

- Giấy phép thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số……………………

- Địa chỉ:…………………………………………………………………………

- Điện thoại:………………………………………..…..Fax:……………………

- Tài khoản VNĐ số:…………………………………….tại:……………

- Tài khoản ngoại tệ số:…………………….……..tại:…………………………

- Do Ông (Bà)…………………………..………… số CMND:…………………

Chức vụ …………………………………………………………….làm đại diện

Theo giấy uỷ quyền ……..số…….ngày………..của………….. (Nếu người ký hợp đồng là đại diện theo uỷ quyền).

Hai bên thoả thuận ký hợp đồng tín dụng với các điều khoản sau:

Điều 1. Mục đích sử dụng tiền vay

Bên A cho Bên B vay vốn để ổn định sản xuất ban đầu của dự án sau:

- Tên dự án:………………………………………..….

- Quyết định đầu tư số…….ngày……….của……..

- Địa điểm đầu tư :……………………………..…….

- Tổng mức đầu tư :………………………………….

- Cơ cấu nguồn vốn đầu tư:………………………...

Điều 2. Số tiền vay, đồng tiền cho vay và trả nợ

Bên A đồng ư cho Bên B vay số tiền tối đa là:

- Bằng số:…………………………………….…..

- Bằng chữ:……………………………….………

Đồng tiền cho vay và trả nợ: Bên B nhận tiền vay và trả nợ bằng VND.

Điều 3. Thời hạn vay và trả nợ

Thời hạn vay:………….tháng, kể từ ngày ……tháng ……năm…..

Điều 4. Lãi suất, phí

1. Lãi suất nợ trong hạn: áp dụng lãi suất theo thông báo của Ngân hàng…………………….. tại thời điểm giải ngân.

2. Lãi suất quá hạn:

Trường hợp khoản vay phát sinh nợ quá hạn, lãi treo, lãi suất nợ quá hạn được xác định bằng 150% lãi suất nợ trong hạn theo thông báo của Ngân hàng…………………….. tại thời điểm giải ngân món vay sau cùng của khoản vay (tính trên số nợ gốc và nợ lãi chậm trả).

3. Phí:

- Bên B phải trả các khoản phí sau đây:………

- Các khoản phí khác (nếu có) thực hiện theo quy định của Ngân hàng…………………….. trong từng thời kỳ.

Điều 5. Giải ngân (Rút vốn vay)

Bên A chỉ giải ngân số tiền vay theo Điều 2 của Hợp đồng này khi Bên B đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

- Bên B đã mở tài khoản tiền gửi sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng…………………….., thực hiện chuyển toàn bộ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến khoản vay về tài khoản này, và thanh toán trực tiếp qua Bên A.

- Bên B đáp ứng đầy đủ các điều kiện về hồ sơ vay vốn, hồ sơ giải ngân theo quy định của Ngân hàng……………………...

- Bên B đã hoàn thành thủ tục bảo đảm tiền vay (trừ trường hợp được sự chấp thuận của Bên A).

- Bên B không có nợ tín dụng quá hạn tại Bên A (trừ trường hợp được sự chấp thuận của Bên A).

Mỗi lần giải ngân, Bên B phải ký nhận nợ vào Khế ước vay vốn theo mẫu do Ngân hàng…………………….. quy định. Khế ước vay vốn chỉ có một bản chính duy nhất lưu tại Bên A.

Điều 6. Trả nợ

1. Trả nợ gốc và lãi:

a. Trả nợ gốc:

Thời hạn trả nợ gốc:………tháng, kể từ ngày……tháng……năm…

Kỳ hạn trả nợ:……….

Mức trả nợ trong mỗi kỳ hạn:…………

Thời điểm bắt đầu trả nợ gốc:…………..

b. Trả nợ lãi:

Bên B phải trả lãi hàng tháng kể từ ngày phát sinh dư nợ vay.

Tiền lãi được tính từ ngày Bên B rút tiền vay cho đến ngày trả hết nợ và được tính trên số dư nợ vay nhân (x) với lãi suất năm chia (:) cho 360 (ngày) nhân (x) với số ngày vay thực tế.

c. Phương thức trả nợ: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

2. Trả nợ trước hạn

- Bên B được trả nợ trước hạn khi không có bất kỳ một khoản nợ tín dụng quá hạn, nợ phí tại Bên A theo bất kỳ hợp đồng tín dụng nào ký với Bên A.

- Bên B phải trả nợ trước hạn theo yêu cầu của Bên A theo quy định tại Điều 8.

3. Thứ tự trả nợ

Bên B trả nợ cho Bên A theo nguyên tắc trả nợ lãi trước (trong đó trả nợ lãi quá hạn trước), trả nợ gốc sau (trong đó trả nợ gốc quá hạn trước).

Trường hợp Bên B có nợ quá hạn và lãi treo của dự án vay tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Bên A th́ ưu tiên trả nợ tín dụng đầu tư của Nhà nước trước trả nợ theo Hợp đồng này.

Thứ tự trả nợ nêu trên có thể được thay đổi theo quyết định của Bên A.

Điều 7. Chuyển nợ quá hạn

Khi Bên B không thanh toán các khoản nợ gốc, lãi đến hạn phải trả hoặc phải trả trước hạn theo yêu cầu thu hồi nợ trước hạn của Bên A thì số nợ đến hạn trả nhưng chưa trả bị chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày quá hạn.

Khi Bên B có khoản nợ bị thu hồi trước hạn th́ tất cả các khoản nợ khác chưa đến hạn cũng được coi là đến hạn phải trả.

Điều 8. Thu hồi nợ trước hạn

1. Bên A có quyền thu hồi nợ trước hạn khi xảy ra một trong các sự kiện sau:

- Bên B sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

- Bên B không trả đầy đủ bất kỳ một khoản nợ nào đến hạn theo Hợp đồng này mà không được Bên A chấp thuận.

- Bên B thực hiện chuyển đổi sở hữu, tổ chức lại theo quy định pháp luật mà không thông báo trước cho Bên A, không làm thủ tục chuyển nợ cho người kế quyền trước khi tổ chức lại.

- Bên B cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, sai sự thật về việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Bên B.

- Người điều hành hoặc người đại diện hợp pháp của Bên B bị khởi tố hình sự liên quan đến vốn vay và hoạt động của Bên B.

- Bên B có nguy cơ bị giải thể, phá sản.

- Tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B không còn hoặc bị giảm sút giá trị, có tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của Bên B.

- Bên B, người bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B vi phạm hợp đồng bảo đảm tiền vay ký với Bên A.

- Người bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B là cá nhân bị mất tích, chết, là cơ quan, tổ chức bị phá sản, giải thể hoặc không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo đảm v́ bất kỳ nguyên nhân nào khác mà Bên B không có biện pháp bảo đảm khác thay thế.

2. Khi xảy ra một hoặc các sự kiện quy định tại khoản 1, căn cứ vào tình hình thực tế và thiện chí trả nợ của Bên B, Bên A có quyền lựa chọn thời điểm thích hợp để thu hồi nợ trước hạn và ra thông báo gửi cho Bên B.

Điều 9. Bảo đảm tiền vay

Hai bên thống nhất áp dụng biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của Bên B theo Hợp đồng này là:

Biện pháp bảo đảm:………….

Bên bảo đảm:………….

Tài sản bảo đảm:……….

Tổng giá trị tài sản bảo đảm:………………

Các thoả thuận cụ thể về bảo đảm tiền vay được quy định trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

1. Quyền của Bên A:

a. Từ chối giải ngân khi Bên B không đáp ứng các điều kiện tại Điều 5, được xem xét, quyết định ngừng giải ngân khi Bên B phát sinh nợ quá hạn theo bất kỳ hợp đồng tín dụng nào ký với Bên A.

b. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, tài sản hình thành từ vốn vay từ khi giải ngân lần đầu tiên cho đến khi chấm dứt Hợp đồng này.

c. Được chuyển nợ quá hạn và tính lãi quá hạn theo quy định tại Điều 7.

d. Yêu cầu Bên B cung cấp các thông tin, báo cáo liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh và trực tiếp kiểm tra việc thực hiện dự án của Bên B.

đ. Thu hồi nợ trước hạn theo quy định tại Điều 8

e. Trích tài khoản của Bên B tại Bên A, lập uỷ nhiệm thu yêu cầu tổ chức tín dụng nơi Bên B có tài khoản trích tài khoản của Bên B (nội dung in nghiêng này chỉ đưa vào hợp đồng khi Chi nhánh, bên vay và tổ chức tín dụng nơi Bên vay có tài khoản thoả thuận được với nhau) để thu hồi nợ khi Bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

g. Được xử lý tài sản bảo đảm, yêu cầu bên bảo lănh thực hiện nghĩa vụ để thu hồi nợ theo quy định tại hợp đồng bảo đảm tiền vay khi Bên B không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

2. Nghĩa vụ của Bên A:

a. Giải ngân vốn vay theo quy định tại Điều 5.

b. Thông báo cho Bên B về việc chuyển nợ quá hạn, thu nợ trước hạn và xử lý tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có).

Điều 11. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

1. Quyền của Bên B:

a. Được rút vốn vay theo quy định tại Điều 5.

b. Từ chối các yêu cầu của Bên A không phù hợp với Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

2. Nghĩa vụ của Bên B:

a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bên A kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của dự án, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của Bên B.

b. Không được cho thuê, cho mượn, trao đổi, cho, tặng, góp vốn bằng tài sản bảo đảm tiền vay hoặc dùng tài sản bảo đảm tiền vay làm tài sản bảo đaảm cho nghĩa vụ trả nợ với cá nhân, tổ chức khác khi chưa trả hết nợ cho Bên A hoặc khi chưa được sự chấp thuận của Bên A.

c. Trả nợ gốc, lãi và phí đầy đủ, đúng hạn.

d. Bên B phải cung cấp cho Bên A các thông tin, tài liệu sau khi Bên A yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, hợp pháp của các thông tin, tài liệu đó:

- Tiến độ thực hiện dự án và việc sử dụng các nguồn vốn.

- Số tài khoản, số dư tài khoản, dư nợ của Bên B tại các tổ chức tín dụng.

- Báo cáo tài chính, báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh.

đ. Trường hợp phải xử lý tài sản bảo đảm tiền vay mà tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản nợ của Bên B thì Bên B phải ký nhận nợ và tiếp tục trả đối với số nợ còn lại.

e. Bên B phải thông báo ngay với Bên A khi xảy ra các sự kiện sau:

- Thay đổi đăng ký kinh doanh của Bên B.

- Thay đổi về vốn, tài sản ảnh hưởng đến khả năng tài chính của Bên B có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho Bên A;

- Quyết định đầu tư hoặc ký kết hợp đồng có giá trị lớn hơn 50% vốn điều lệ.

- Thay đổi gây ra ảnh hưởng, đe dọa làm mất hoặc giảm giá trị tài sản bảo đảm tiền vay;

- Chủ trương và tình hình tiến hành chuyển đổi sở hữu, tổ chức lại, tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.

- Các tranh chấp với các đối tượng khác, có nguy cơ bị khởi tố, khởi kiện.

- Các thay đổi khác liên quan đến dự án và chủ đầu tư như: điều chỉnh dự án, thay đổi quy hoạch…

g. Bên B phải thông báo và xin ư kiến Bên A về việc chuyển đổi, tổ chức lại. Trường hợp chưa trả hết nợ thì phải tiến hành thủ tục chuyển nợ kèm theo biện pháp bảo đảm tiền vay cho người kế quyền. Bên B chỉ được chuyển giao tài sản cho người kế quyền sau khi người kế quyền đã nhận nợ đầy đủ với Bên A.

h. Thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay ký với Bên A.

Điều 12. Thông báo và trao đổi thông tin

1. Mọi thông báo, trao đổi thông tin giữa hai bên liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này phải được lập thành văn bản và được gửi đến địa chỉ dưới đây hoặc địa chỉ theo thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc của các bên:

- Bên A:………..

- Bên B:…………..

2. Mọi thông báo, giao dịch giữa hai bên trong quá tŕnh thực hiện hợp đồng này phải được xác nhận, thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của các bên.

3. Thông báo, thông tin được coi là đã được nhận bởi bên nhận tại thời điểm:

- Thời điểm thực tế bên nhận nhận được khi bên gửi đưa trực tiếp.

- Ngày làm việc mà văn bản được gửi đến nơi nhận bằng thư bảo đảm hoặc bản fax.

Điều 13. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp

1. Trong quá tŕnh thực hiện Hợp đồng này, nếu một bên phát hiện bên kia vi phạm Hợp đồng th́ thông báo bằng văn bản cho bên vi phạm biết và yêu cầu khắc phục các vi phạm đó.

Các tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện Hợp đồng này hoặc liên quan đến Hợp đồng này được các bên giải quyết bằng thương lượng trên cơ sở b́nh đẳng, thiện chí. Trường hợp các bên không tiến hành thương lượng hoặc thương lượng không thành th́ tranh chấp được giải quyết bằng …………....(Trọng tài thương mại hoặc Toà án).

2. Trong quá tŕnh thực hiện Hợp đồng này, bên nào vi phạm Hợp đồng gây nên thiệt hại cho bên kia th́ phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại.

Điều 14. Điều khoản thi hành

1. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Bên B trả hết nợ gốc, nợ lãi, nợ gốc quá hạn, nợ lãi quá hạn và phí, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) phát sinh từ Hợp đồng này.

- Theo thoả thuận của các bên.

2. Thanh lý hợp đồng: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Hợp đồng này chấm dứt, hai bên ký văn bản thanh lý Hợp đồng, nếu không ký văn bản thanh lý thì Hợp đồng được coi là đã thanh lý.

3. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Hợp đồng này phải được cả hai bên thoả thuận thống nhất và lập thành hợp đồng sửa đổi, bổ sung.

4. Hợp đồng này bao gồm …trang được đánh số thứ tự từ 01 đến……, được lập thành …..bản, có giá trị pháp lý như nhau: Bên A giữ …. bản, Bên B giữ ……bản,……………

      BÊN B                                                                     BÊN A

(Chức vụ, ký tên, đóng đấu, họ tên)                      (Chức vụ, ký tên, đóng đấu, họ tên)

4. Hợp đồng tín dụng có cần công chứng không?

Hiện nay, các văn bản luật quy định bắt buộc phải công chứng, chứng thực đối với giao dịch sau:

- Hợp đồng mua bán nhà ở (Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015).

- Hợp đồng tặng cho nhà ở, bất động sản trừ trường hợp: tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. (Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và khoản 1 Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015).

- Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

- Hợp đồng góp vốn bằng nhà ở (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

- Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

- Hợp đồng thế chấp nhà ở (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

- Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

- Hợp đồng chuyển nhượng mua bán nhà ở thương mại (khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở 2014).

- Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (khoản 3 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 và điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013).

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì hợp đồng tín dụng không thuộc trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, vẫn có thể công chứng Hợp đồng tín dụng theo yêu cầu của các bên. Việc công chứng, chứng thực đầy đủ góp phần đảm bảo tốt hơn tính pháp lý của Hợp đồng tín dụng, tránh những tranh chấp xảy ra.

Trên đây là mẫu Hợp đồng tín dụng phổ biến. Nếu bạn đọc có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục