Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh hữu ích cho nhà đầu tư

Khi các nhà đầu tư hợp tác với nhau để làm ăn, họ cần một mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh chi tiết để cụ thể hóa các thỏa thuận, tránh mâu thuẫn lợi ích về sau.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Luật Đầu tư 2014 giải thích khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa hai hoặc nhiều nhà đầu tư (có thể là nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài), hợp tác giữa các nhà đầu tư để cùng thực hiện một hoạt động kinh tế nhằm phân chia lợi nhuận hay sản phẩm.

Việc kinh doanh phải dựa trên pháp nhân có sẵn mà không được thành lập pháp nhân mới. Đây cũng chính là ưu điểm của hình thức đầu tư này.

Hoạt động hợp tác kinh doanh có thể được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn theo thỏa thuận liên doanh hoặc kiểm soát bởi một trong số các bên tham gia…Tất cả phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên.

Về mặt kế toán, Thông tư 200/2014/TT-BTC đã chia hợp đồng hợp tác kinh doanh thành 03 loại:

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm soát;

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh chia lợi nhuận sau thuế.

Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Đầu tư 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án;

- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh có quyền thỏa thuận những nội dung khác không trái với quy định của pháp luật. Khi ký kết hợp đồng với nhau, các bên càng thỏa thuận chi tiết thì càng dễ dàng trong việc giải quyết tranh chấp sau này.

hop dong hop tac kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các nhà đầu tư (Ảnh minh họa)

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC KINH DOANH

Số:............/HĐHTKD

- Căn cứ Bộ Luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015;

- Căn cứ Luật Đầu tư năm 2014;

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên.

- Dựa trên tinh thần trung thực và thiện chí hợp tác của các bên.

Hôm nay, ngày.... tháng ......năm ......, chúng tôi gồm có:

1. Công ty ..................................... .................................. (gọi tắt là Bên A):

Trụ sở: .........................................................................................................

GCNĐKKD số: .................................................. do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư

.................................................... cấp ngày: ......................;

Số tài khoản:.................................................................................................

Điện thoại: …………………………….

Người đại diện: ............................................................................................

Chức vụ: .......................................................................................................

2. Công ty ................................... ................................................... (gọi tắt là Bên B):

Trụ sở: ...................................................................................................................

GCNĐKKD số: .................................................. do Phòng ĐKKD – Sở Kế hoạch và Đầu tư

.................................................... cấp ngày: ......................;

Số tài khoản:..................................................................................................

Điện thoại:......................................................................................................

Người đại diện:..............................................................................................

Chức vụ:.........................................................................................................

Cùng thoả thuận ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh này với các điều khoản và điều kiện sau đây:

Điều 1. Mục tiêu và phạm vi hợp tác kinh doanh

1.1. Mục tiêu hợp tác kinh doanh

Bên A và Bên B nhất trí cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành và chia sẻ lợi nhuận có được từ việc hợp tác kinh doanh.

1.2. Phạm vi hợp tác kinh doanh

Hai bên cùng nhau hợp tác kinh doanh, điều hành, quản lý hoạt động kinh doanh để cùng phát sinh lợi nhuận trong phạm vi sau:

+ Phạm vi Hợp tác của Bên A

Bên A chịu trách nhiệm: quản lý chung mặt bằng kinh doanh và định hướng phát triển kinh doanh; tuyển dụng nhân viên phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong phạm vi hợp tác;

+ Phạm vi Hợp tác của Bên B

Bên B chịu trách nhiêm điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh của các sản phẩm, dịch vụ như:

- Tìm kiếm, đàm phán ký kết, thanh toán hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu;

- Đầu tư xúc tiến phát triển hoạt động thương mại trong phạm vi hợp tác…;

Điều 2. Thời hạn của hợp đồng

Thời hạn của hợp đồng: là … (…năm) bắt đầu từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm ….

Thời hạn trên có thể được kéo dài theo sự thoả thuận của hai bên.

Điều 3. Góp vốn và phân chia kết quả kinh doanh

3.1. Góp vốn

Bên A góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………….

Bên B góp vốn bằng: ……….. tương đương với số tiền là ………………...

3.2. Phân chia kết quả kinh doanh

3.2.1. Tỷ lệ phân chia: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được chia như sau Bên A được hưởng …. %, Bên B được hưởng ….. % trên lợi nhuận sau khi đã trừ tất cả chi phí và hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước;

3.2.2. Thời điểm chia lợi nhuận:

3.2.3. Trường hợp hoạt động kinh doanh phát sinh lỗ: Hai bên phải cùng nhau thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được sẽ chia tỷ lệ như tỷ lệ góp vốn để bù đắp chi phí và tiếp tục hoạt động kinh doanh.

Điều 4. Các nguyên tắc tài chính

4.1. Hai bên phải tuân thủ các nguyên tắc tài chính kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

4.2. Mọi khoản thu chi cho hoạt động kinh doanh đều phải được ghi chép rõ ràng, đầy đủ, xác thực.

Điều 5. Ban điều hành hoạt động kinh doanh

5.1. Thành viên ban điều hành:

Hai bên sẽ thành lập một Ban điều hành hoạt động kinh doanh gồm …. người. Cụ thể ban điều hành gồm những người có tên sau:

- Đại diện của Bên A là:

Ông ……………………………………………

Ông…………………………………………….

- Đại diện của Bên B là:

Ông ……………………………………………

Bà ……………………………………………

5.2. Hình thức biểu quyết của ban điều hành:

Khi cần phải đưa ra các quyết định liên quan đến nội dung hợp tác được quy định tại Hợp đồng này, mọi quyết định của Ban điều hành sẽ được thông qua khi có ít nhất ba thành viên đồng ý;

Việc biểu quyết phải được lập thành Biên bản chữ ký xác nhận của các thành viên trong Ban điều hành.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

6.1. Quyền của Bên A

………………………………………………………………………………………

….……………………………………………………………………………………

6.2. Nghĩa vụ của Bên A

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của bên B

7.1. Quyền của Bên B

………………………………………………….....…………………………………

………………………………………………………………………………………

7.2. Nghĩa vụ của Bên B

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………..............……

Điều 8. Điều khoản chung

- Hợp đồng này được hiểu và chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Hai bên cam kết thực hiện tất cả những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia (trừ trường hợp bất khả kháng) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra và chịu phạt vi phạm hợp đồng bằng 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm;

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu bên nào có khó khăn trở ngại thì phải báo cho bên kia trong vòng 07 ngày kể từ ngày có khó khăn trở ngại;

- Các bên có trách nhiệm thông tin kịp thời cho nhau tiến độ thực hiện công việc, đảm bảo bí mật mọi thông tin liên quan tới quá trình kinh doanh;

- Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng này đều phải được làm thành văn bản và có chữ ký của hai bên. Các phụ lục là phần không tách rời của hợp đồng;

- Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng được giải quyết trước hết qua thương lượng, hoà giải, nếu hoà giải không thành việc tranh chấp sẽ được giải quyết tại Toà án có thẩm quyền.

Điều 9. Hiệu lực Hợp đồng

9.1. Hợp đồng chấm dứt khi hết thời hạn hợp đồng theo quy định tại Điều 2 Hợp đồng này hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Khi kết thúc Hợp đồng, hai bên sẽ làm biên bản thanh lý hợp đồng.

9.2. Hợp đồng này được lập thành 02 (hai) bản bằng tiếng Việt, mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

ĐẠI DIỆN BÊN A

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

ĐẠI DIỆN BÊN B

Chức vụ
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu hợp đồng hợp tác kinh doanh 2

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỢP TÁC

Số: ……….

Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ …

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm 2018, tại ... chúng tôi gồm có:

Công ty: ……………..…………..……….. (sau đây gọi tắt là bên A):

Địa chỉ trụ sở: ……………..

Mã số doanh nghiệp: ……………..

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: ……………..

Chức vụ: ……………..

Điện thoại: ……………..

Email: ………………..

Công ty: …………..…………..………….. (sau đây gọi tắt là bên B):

Địa chỉ trụ sở: ……………..…………..

Mã số doanh nghiệp: ……………..…………..

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: ……………..…………..

Chức vụ: ……………..

Điện thoại: ……………..

Email: ……………..

Cùng thỏa thuận và đồng ý ký kết hợp đồng hợp tác với các điều khoản như sau:

Điều 1. Mục đích hợp tác

Bên A và bên B đồng ý cùng nhau hợp tác ……………..

Điều 2. Thời hạn hợp tác

Thời hạn hợp tác tại Điều 1 hợp đồng này là … tháng, kể từ ngày …/ …/ … đến ngày … / … / …

Điều 3. Tài sản đóng góp

1. Tài sản đóng góp của bên A:

Tên tài sản: ……………..

Chủng loại tài sản: ……………..

Số lượng tài sản: ……………..

Chất lượng tài sản: ……………..

Giá trị tài sản là: …………….. đồng (Bằng chữ: ……………..………..…)

Thời điểm đóng góp tài sản là ngày …/ …/ …

Địa điểm đóng góp tài sản tại: ……………..

Phương thức đóng góp tài sản: ……………..

2. Tài sản đóng góp của bên B:

Tên tài sản: ……………..

Chủng loại tài sản: ……………..

Số lượng tài sản: ……………..

Chất lượng tài sản: ……………..

Giá trị tài sản là: …………….. đồng (Bằng chữ: ……………..…………..)

Thời điểm đóng góp tài sản là ngày …/ …/ …

Địa điểm đóng góp tài sản tại: ……………..

Phương thức đóng góp tài sản: ……………..

(Bên A và bên B thực hiện thoả thuận và xác định giá trị tài sản của mỗi bên theo quy định của pháp luật).

Điều 4. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức

1. Lợi nhuận từ hợp đồng hợp tác chỉ được cho các thành viên khi kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản đến hạn trả khác sau khi chia lợi nhuận.

Lợi nhuận được chia cho thành viên: Tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp; Bên A được hưởng … %, bên B được hưởng … % trên tổng số lợi nhuận được chia.

Thời điểm chia lợi nhuận vào ngày cuối cùng của năm tài chính. Năm tài chính được tính bắt đầu kể từ ngày …/ … / …, kết thúc vào ngày …/ …/ …

2. Nguyên tắc chịu lỗ: Tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp; 

3. Chi phí hoạt động, bao gồm:

Tiền mua nguyên vật liệu: …

Tiền lương, chế độ cho người lao động: …

Chi phí điện, nước: …

Khấu hao tài sản: …

Chi phí bảo dưỡng: …

Chi phí dự phòng khác: ...

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác

- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.

- Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.

- Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.

- Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình.

- Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên.

- Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác.

- ……………………..

Điều 6. Điều kiện tham gia và rút khởi hợp đồng hợp tác

1. Điều kiện tham gia: Cá nhân, pháp nhân muốn trở thành thành viên mới của hợp đồng phải được sự đồng ý ít nhất của 75% tổng số thành viên hợp tác.

2. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:

- Theo thoả thuận của các thành viên hợp tác.

- Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của ít nhất 75% tổng số thành viên hợp tác.

3. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.

4. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo hợp đồng này và quy định của pháp luật.

Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).

Điều 8. Phương thức giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì bên A và bên B tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp bên A và bên B không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Cam đoan của các bên

- Thông tin ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

- Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;

- Thực hiện đúng và đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng này.

Điều 10. Điều kiện chấm dứt hợp tác

1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây: Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác; Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác; Mục đích hợp tác đã đạt được; Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán. Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người.

Điều 11. Các thoả thuận khác

Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.

Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.

Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./. 

BÊN A

BÊN B


Trên đây là các mẫu Hợp đồng hợp tác kinh doanh phổ biến. Nếu còn thắc mắc về loại Hợp đồng này, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ.

>> Thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.