Mẫu Đơn xin thăm gặp phạm nhân và điều kiện vào thăm phạm nhân

Những người muốn vào cơ sở giam giữ để thăm phạm nhân phải có Đơn xin thăm gặp phạm nhân và đáp ứng các điều kiện đặc biệt theo quy định của pháp luật.

1. Mẫu Đơn xin thăm gặp phạm nhân

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………., ngày….. tháng…năm…….

ĐƠN XIN GẶP PHẠM NHÂN

( Phạm nhân………………………………)

Kính gửi:  Giám thị trại giam…………………………

Tên tôi là:………………………………….………….…Sinh ngày…./…./…….
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:……………..Cấp ngày.…/…./…….Nơi cấp:CA…………
Nơi ĐKTT:……………………………………………..……………….………..
Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………..
Đơn vị công tác: ……….….…………………………..Chức vụ:……………….

Hôm nay, ngày… tháng…năm……, tôi làm đơn này để xin gặp phạm nhân đang được giam giữ tại trại giam…………………….. là:

Họ và tên: ……………………………….…………    Sinh ngày…/…./…….
Nơi ĐKTT:………………………………………….…………………………….
Họ và tên cha:………………………………………….. Năm sinh: …..………

Họ và tên mẹ:…………….……..…………………..   Năm sinh:……………..
Hành vi phạm tội:……………………………………..………………………….
Bị bắt ngày:…./…../……. Vào nhà tạm giữ/tạm giam ngày……/…./………
Quan hệ với người xin được gặp:…………………………………………………

Lý do gặp:…………………………………………………………………………………

Kính mong Giám thị trại giam xem xét và cho chúng tôi được thăm phạm nhân. Đi kèm với đơn xin này bao gồm giấy tờ chứng minh quan hệ với phạm nhân.

Tôi xin cam đoan sẽ chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của UBND xã

(Ký, đóng dấu)

      Người làm đơn

       (Ký và ghi rõ họ tên)

đơn xin thăm gặp phạm nhân
Phải có Đơn xin thăm gặp phạm nhân khi vào trại giam (Ảnh minh họa)

2. Điều kiện vào thăm phạm nhân

2.1. Những người được vào thăm phạm nhân

Điều 4 Thông tư 14/2020/TT-BCA quy định về đối tượng được vào thăm phạm nhân như sau:

(1) Thân nhân được vào thăm phạm nhân bao gồm: ông, bà; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ/chồng; bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ/chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em của vợ/chồng; cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Trong đó:

Mỗi lần đến chỉ có tối đa không quá 03 người được gặp phạm nhân.

Trường hợp đặc biệt do yêu cầu giáo dục cải tạo thì có thể được tăng số lượng thân nhân được gặp nhưng không quá 05 người và phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến an ninh, an toàn cơ sở giam giữ phạm nhân.

(2) Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ xem xét, giải quyết cho gặp nếu xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân cũng như yêu cầu quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân và phòng, chống tội phạm.

2.2. Yêu cầu khi đến thăm phạm nhân

Theo Điều 6 Thông tư 14, người được vào thăm phạm nhân có trách nhiệm như sau:

- Chấp hành pháp luật, nội quy Nhà gặp phạm nhân, nội quy cơ sở giam giữ, tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ và cán bộ có trách nhiệm khác.

- Không được đưa vào đồ vật thuộc danh mục bị cấm

- Nếu gửi đồ cho phạm nhân thì phải kê khai vào phiếu và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về đồ vật được gửi.

- Phải sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp, trừ người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác.

- Được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ giao tiếp nếu bị hạn chế về khả năng nghe, nói nhưng phải được kiểm tra trước khi sử dụng.

2.2. Các đồ vật được và không được mang vào trại giam

2.2.3. Các đồ vật bị cấm

Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định các đồ vật cấm mang vào cơ sở giam giữ gồm:

- Các loại vũ khí; vật liệu nổ.

- Các loại công cụ hỗ trợ như: Súng dùng bắn đạn nhựa, đạn cao su...các phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc...

- Chất gây mê, chất cháy, chất gây cháy, chất độc, chất phóng xạ, hoá chất, độc dược.

- Các chất ma túy, thuốc gây nghiện, hướng thần.

- Các loại thuốc, thực phẩm chức năng chưa được sự đồng ý; rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Các đồ vật làm bằng kim loại, đồ vật làm bằng sành sứ, đá, thủy tinh, phích nước và các đồ vật có thể làm hung khí.

- Tiền Việt Nam, các loại thẻ, ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, giấy tờ có giá.

- Các loại giấy tờ như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác.

- Các loại thiết bị liên lạc cá nhân, phương tiện ghi âm, ghi hình.

- Các loại sách, báo tiếng nước ngoài, tôn giáo, tín ngưỡng chưa qua kiểm duyệt; tranh, ảnh, phim, có nội dung phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan; các loại bài lá, sách, báo gây ảnh hưởng xấu.

- Các đồ vật khác có thể gây mất an ninh, an toàn...

2.2.3. Đồ được mang cho phạm nhân

- Theo Điều 9 Thông tư 14/2020, mỗi lần gặp phạm nhân, thân nhân chỉ được gửi tối đa 05 kg đồ vật. Ngoài ra mỗi tháng, người thân cũng được gửi tiền và đồ vật cho phạm nhân 02 lần với mỗi lần không quá 03kg, nếu gửi một lần thì được gửi tối đa 06 kg.

- Trường hợp được gặp phạm nhân ở phòng riêng (gặp vợ hoặc chồng) chỉ được các vật dụng cá nhân như quần áo, khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải đánh răng, lược nhựa, nước uống, dụng cụ tránh thai (Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư 14/2020/TT-BCA).

Trên đây là mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân và điều kiện vào thăm phạm nhân. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192  để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu Hợp đồng ngoại thương thông dụng

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu Hợp đồng ngoại thương thông dụng

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu Hợp đồng ngoại thương thông dụng

Các thỏa thuận mua bán hàng hóa, dịch vụ, giải quyết tranh chấp… của các bên xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được thể hiện trong Hợp đồng ngoại thương. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về loại hợp đồng này cũng như cách soạn thoản hợp đồng.