Với những ai có ý định chuyển nơi làm việc thì đơn xin chuyển công tác là văn bản không thể thiếu. LuatVietnam cung cấp Mẫu Đơn xin chuyển công tác mới nhất.
Đơn xin chuyển công tác là gì?
Đơn xin chuyển công tác là một loại đơn dành cho những ai đang có ý định và mong muốn được chuyển nơi làm việc, nơi công tác.
Loại đơn này không được sử dụng phổ biến ở các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ lẻ mà thường sử dụng nhiều ở các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện,…
Đặc biệt, công chức, viên chức, người lao động trong các ngành công an, bộ đội, giáo viên, sở, ban, ngành,… là những người sử dụng nhiều loại văn bản này.
Ý nghĩa của đơn xin chuyển công tác
Tùy vào nhu cầu, vị trí việc làm của người muốn chuyển công tác mà đơn xin chuyển công tác có ý nghĩa khác nhau:
- Nhân viên công ty muốn chuyển tới một bộ phận khác phù hợp với năng lực bản thân và có thể phát triển bản thân với công việc đó;
- Người lao động muốn chuyển tới làm việc tại chi nhánh ở quê để gần với gia đình;
- Giáo viên muốn chuyển tới dạy tại một trường khác trong huyện;
- Công an muốn chuyển tới làm việc tại một đơn vị khác trong tỉnh;
……
Nhờ có đơn xin chuyển công tác mà những người có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định có phê duyệt lời đề nghị này hay không.
Hồ sơ xin chuyển công tác
Mỗi doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hay mỗi tỉnh sẽ có những yêu cầu khác nhau về các loại giấy tờ trong hồ sơ xin chuyển công tác, nhưng nhìn chung sẽ có các giấy tờ cơ bản dưới đây:
- Đơn xin chuyển công tác có sự đồng ý của người quản lý, thủ trưởng đơn vị;
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của nơi chuyển đến;
- Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận (xác nhận của địa phương nơi cư trú nếu là người lao động trong các doanh nghiệp; xác nhận của trưởng cơ quan, đơn vị nếu là công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội,…)
- Bản sao văn bằng, chứng chỉ;
- Bản sao hộ khẩu.
Với công chức, viên chức, công an, bộ đội, giáo viên còn cần bổ sung thêm:
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vào ngạch;
- Bản sao quyết định hệ số lương, quyết định nâng lương,…
Mẫu Đơn xin chuyển công tác
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN XIN CHUYỂN CÔNG TÁC
Kính gửi (1): …………………….…………………
Tên tôi là: ............................................................ Giới tính:..................
Ngày tháng năm sinh: ………………………………………………………
Nơi sinh (2): .............................................................................................
Hộ khẩu thường trú (3):............................................................................
Nơi ở hiện nay (4): ……………………………………………………………
Trình độ chuyên môn (5):.........................................................................
Đơn vị công tác hiện nay (6):...................................................................
Chức vụ, công việc đang đảm nhiệm (7): ……………………...……...…..
Quá trình công tác của bản thân (8):
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Lý do xin chuyển công tác (9):
................................................................................................................
................................................................................................................
Đơn vị xin chuyển đến (10):.......................................................................
Tôi cam đoan sẽ chấp hành nghiêm túc các nội quy, quy định và hoàn thành công việc bàn giao cho đơn vị đang công tác đầy đủ và đúng hạn.
Kính đề nghị (11)………………….......... xem xét, chấp thuận cho tôi được chuyển công tác theo nguyện vọng.
Tôi xin chân thành cám ơn.
........, ngày........ tháng...... năm ........ | |
Ý kiến của thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (Ký, ghi rõ họ tên) | Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn viết Đơn xin chuyển công tác
(1) Người viết đơn cần xác định chính xác mình đang làm việc, đang công tác ở đâu, nắm rõ thông tin về cơ quan đoàn thể, tổ chức để có lời kính gửi tới người, cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc xem xét, quyết định phê duyệt nguyện vọng xin chuyển công tác.
Ví dụ lời kính gửi trong đơn xin chuyển công tác sang một trường khác trong huyện của một giáo viên tiểu học:
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện B;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện C;
- Hiệu trưởng trường Tiểu học D;
- Hiệu trưởng trường Tiểu học E.
(2) Nơi sinh: Ghi rõ thôn/xóm/ấp/buôn, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(3) Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ đăng ký thường trú theo sổ hộ khẩu.
(4) Nơi ở hiện nay: Ghi rõ xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(5) Mục này người khai ghi rõ:
- Chuyên ngành đào tạo
- Kết quả đào tạo: Xuất sắc, giỏi, tốt, khá, trung bình - khá, yếu
- Hệ đào tạo: Chính quy, văn bằng 2, tại chức, bổ túc,…
(6) Ghi tên đơn vị, cơ quan, bộ phận, chi nhánh hiện đang công tác, làm việc (tránh nhầm lẫn với nơi muốn chuyển đến).
(7) Ghi rõ chức vụ, công việc đang đảm nhiệm: giáo viên, nhân viên, sĩ quan, trưởng phòng, đội trưởng đội cơ động,…
(8) Người lao động ghi rõ quá trình công tác, làm việc của bản thân từ gần nhất.
Đối với công chức, viên chức, giáo viên, công an, bộ đội phải bổ sung thêm một số thông tin liên quan:
- Ngày vào ngành
- Ngày về đơn vị công tác hiện nay
- Mã ngạch
(9) Ghi chi tiết và hợp lý hoàn cảnh của gia đình hoặc bản thân có liên quan đến việc muốn chuyển công tác. Đây sẽ là căn cứ quyết định việc có được duyệt đơn hay không.
(10) Ghi tên, địa chỉ và các thông tin liên quan (nếu có) của nơi mà người lao động muốn chuyển đến.
(11) Thủ trưởng đơn vị, cơ quan hữu quan có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là Mẫu Đơn xin chuyển công tác mới nhất do LuatVietnam cung cấp với những thông tin liên quan và hướng dẫn cách viết hợp lý nhất.
Để sử dụng các mẫu đơn khác trong quá trình công tác, làm việc, độc giả có thể tham khảo tại đây.- Cán bộ không được lợi dụng vị trí công tác để bổ nhiệm người thân
- Đối tượng nào đi công tác bằng máy bay được ngồi hạng thương gia?
- Vẫn xử lý kỷ luật với công chức đã chuyển công tác, nghỉ hưu
- Cán bộ có dấu hiệu tham nhũng bị tạm đình chỉ công tác tối đa 90 ngày
- Chuyển người lao động sang làm công việc khác khi nào?