Mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất và lưu ý khi lập

Biên bản thanh lý tài sản cố định là văn bản được doanh nghiệp sử dụng khi thanh lý tài sản cố định của đơn vị mình. Dưới đây là mẫu Biên bản thanh lý tài sản chuẩn và mới nhất hiện nay.

1. Biên bản thanh lý tài sản cố định gồm những nội dung nào?

Tài sản cố định thanh lý là những tài sản cố định hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng được hoặc là những tài sản lạc hậu về kỹ thuật, không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh… Trước khi tiến hành thanh lý tài sản cố định, doanh nghiệp phải a Quyết định thanh lý tài sản cố định, đồng thời thành lập Hội đồng thanh lý tài sản cố định.

Theo đó, Hội đồng thanh lý tài sản cố định sẽ chịu trách nhiệm lập Biên bản thanh lý tài sản cố định thành 02 bản, một bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định. Bản còn lại giao cho phòng kế toán để theo dõi, ghi sổ.

Trong Biên bản thanh lý tài sản cố định sẽ gồm các nội dung:

- Căn cứ lập Biên bản;

- Thành phần Ban thanh lý tài sản cố định (thông tin nêu rõ họ tên, chức vụ);

- Nội dung thanh lý tài sản cố định:

+ Tên, ký hiệu, cấp hạng tài sản;

+ Số hiệu tài sản;

+ Nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng;

+ Nguyên giá tài sản cố định;

+ Giá trị hao mòn tính đến thời điểm thanh lý và giá trị còn lại;

+ Kết luận, kết quả thanh lý tài sản cố định.

bien ban thanh ly tai san co dinh
Mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất và lưu ý khi lập (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất

2.1 Biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 133/2016

Đơn vị:..........

Bộ phận:.......

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày......tháng......năm....

Số:.................

Nợ:................

Có:................

Căn cứ Quyết định số: ................ngày......tháng......năm..... của ...................về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ....................... Chức vụ ................... Đại diện ..................Trưởng ban

Ông/Bà: ...................... Chức vụ ................... Đại diện .................. Ủy viên

Ông/Bà: ...................... Chức vụ ................... Đại diện ................ Ủy viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

- Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ…………………………………………..

- Số hiệu TSCĐ ………………………………………………………

- Nước sản xuất (xây dựng)…………………………………….

- Năm sản xuất………………………………………………………..

- Năm đưa vào sử dụng .......................... Số thẻ TSCĐ…………………………..

- Nguyên giá TSCĐ…………………………………………………………

- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý…………………………………

- Giá trị còn lại của TSCĐ……………………………………………

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

…………………………………………………………………………..

Ngày......tháng...... năm.....

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

- Chi phí thanh lý TSCĐ: ........................ (viết bằng chữ)……………………………….

- Giá trị thu hồi: ..................... (viết bằng chữ)……………………………………..

- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày......tháng.......năm........

Ngày........tháng .........năm.....

Giám đốc                                           Kế toán trưởng

(Ký, họ tên, đóng dấu)                                        (Ký, họ tên)

2.2 Biên bản thanh lý tài sản cố định theo Thông tư 200/2014

Đơn vị:.............

Bộ phận:...........

Mẫu số 02-TSCĐ

(Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC
Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ

Ngày .....tháng...... năm ......

Số: .............

Nợ: .............

Có: .............

Căn cứ Quyết định số:........ ngày .... tháng .... năm ...... của ................Về việc thanh lý tài sản cố định.

I. Ban thanh lý TSCĐ gồm:

Ông/Bà: ................. Chức vụ............Đại diện ...............Trưởng ban

Ông/Bà:.................. Chức vụ.............Đại diện .....................Uỷ viên

Ông/Bà: ................Chức vụ.............Đại diện .................Uỷ viên

II. Tiến hành thanh lý TSCĐ:

- Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ:………………………………..

- Số hiệu TSCĐ: ……………………………………………..

- Nước sản xuất (xây dựng): ……………………………………………..

- Năm sản xuất: ……………………………………………..

- Năm đưa vào sử dụng ......................Số thẻ TSCĐ: …………………………

- Nguyên giá TSCĐ: ……………………………………………..

- Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: ……………………………

- Giá trị còn lại của TSCĐ: ………………………………………

III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:

.....................................................................................

Ngày........tháng .........năm.....

Trưởng Ban thanh lý

(Ký, họ tên)

IV. Kết quả thanh lý TSCĐ:

- Chi phí thanh lý TSCĐ:.......................(viết bằng chữ) …………………………

- Giá trị thu hồi:...................................(viết bằng chữ)……………………………

- Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày ...........tháng ..........năm ..........

Ngày.........tháng.........năm......

Giám đốc                              Kế toán trưởng

(Ký, họ tên, đóng dấu)                                  (Ký, họ tên)

3. 5 nội dung cần lưu ý khi lập Biên bản thanh lý tài sản

Để việc thanh lý tài sản cố định được diễn ra thuận lợi, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Phân loại chính xác tính chất, giá trị của từng loại tài sản cố định;

- Cần lưu ý về sự thống nhất trong cách trình bày và đồng bộ trong các biên bản

- Biên bản thanh lý cần lập thành 02 bản, một bản giao cho bộ phận quản lý, bản còn lại nộp cho bộ phận kế toán;

- Cuối biên bản thanh lý cần có đầy đủ chữ ký của các bên: Trưởng ban thanh lý, giám đốc doanh nghiệp, kế toán trưởng…

- Nội dung Biên bản phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật;

- Tình bày khoa học, ngắn gọn, rõ ràng, không gạch xóa, sửa chữa trong biên bản.

Trên đây là mẫu Biên bản thanh lý tài sản cố định. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Vậy doanh nghiệp cần sử dụng mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá nào theo quy định hiện hành?

Mẫu Hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư mới nhất và cách điền

Mẫu Hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư mới nhất và cách điền

Mẫu Hợp đồng quản lý vận hành nhà chung cư mới nhất và cách điền

Việc quản lý vận hành nhà chung cư là một trong các vấn đề nhận được nhiều quan tâm để đảm bảo nhà chung cư hoạt động tốt nhất. Do đó, khi tìm kiếm bên cung cấp dịch vụ quản lý chung cư, các nhà đầu tư phải ký Hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành chung cư.

Mẫu Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân chuẩn, mới nhất

Mẫu Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân chuẩn, mới nhất

Mẫu Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân chuẩn, mới nhất

Ủy quyền cho người khác thực hiện đòi nợ, thu hồi nợ thay hiện nay khá phổ biến. Theo đó, việc ủy quyền sẽ được thực hiện thông qua Giấy ủy quyền đòi nợ, bên nhận ủy quyền sẽ dựa vào đó để thực hiện các công việc trong phạ vi được ủy quyền. Vậy, mẫu Giấy ủy quyền đòi nợ cá nhân hiện nay thế nào?