Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc năm 2021

Nhằm xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong từng doanh nghiệp, việc đối thoại là điều cần thiết. Dưới đây, LuatVietnam sẽ cung cấp mẫu biên bản đối thoại định kì tại nơi làm việc mới nhất theo quy định tại Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019.


Đối thoại tại nơi làm việc là gì? Được tổ chức khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 63 BLLĐ năm 2019, đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

Cũng theo khoản 2 Điều này, đối thoại tại nơi làm việc được tổ chức trong các trường hợp sau:

- Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

- Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

- Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của BLLĐ năm 2019.

Ngoài ra, pháp luật hiện hành cũng khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của các bên ngoài những trường hợp nêu trên.


Đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?

Điều 64 BLLĐ năm 2019 đã quy định cụ thể các nội dung mà các bên có thể lựa chọn để đối thoại tại nơi làm việc bao gồm:

- Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

- Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

- Điều kiện làm việc (nội dung bắt buộc);

- Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

- Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

- Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

bien ban doi thoai dinh ki tai noi lam viec

Biên bản đối thoại định kì mới nhất (Ảnh minh họa)


Mẫu biên bản đối thoại định kì tại nơi làm việc mới nhất

CÔNG TY
……………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ TẠI NƠI LÀM VIỆC

LẦN THỨ ….. NĂM 20…

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

Căn cứ quyết định số:.../QĐ-QCDC, ngày …/…/20…của Tổng giám đốc Công ty…………..về việc ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

- Hôm nay, ngày…….. tháng …….. năm 20……… vào lúc……giờ….phút.

- Địa điểm: Tại: .....................................................................................................

Công ty ………đã tổ chức : ĐỐI THOẠI ĐỊNH KỲ LẦN THỨ … NĂM 20…

- Thành phần tham dự :

+ Đại diện phía người sử dụng lao động:

- Ông/Bà: ........................................................................................................

- Ông/Bà: ........................................................................................................

- Ông/Bà: .........................................................................................................

+ Đại diện phía người lao động:

- Ông/Bà: .........................................................................................................

- Ông/Bà: .........................................................................................................

- Ông/Bà: .........................................................................................................

+ Đại diện Công đoàn cấp trên (Nếu có): ........................................................

+ Thư ký Hội nghị: ............................................................................................

- Ông/Bà: ...........................................................................................................

I - NỘI DUNG ĐỐI THOẠI :

1. Nội dung đối thoại phía tập thể người lao động đưa ra:

+ ........................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

+ .....................................................................................................................

+ ......................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

1. Nội dung đối thoại phía người sử dụng lao động đưa ra:

+ .......................................................................................................................

+   ......................................................................................................................

+ .......................................................................................................................

+  ........................................................................................................................

+ ........................................................................................................................

+  ........................................................................................................................

II - KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI:

Sau khi trao đổi, đối thoại thẳng thắn, dân chủ, đúng trình tự, nội dung theo quy định pháp luật và quy chế dân chủ của Công ty. Người sử dụng lao động và tập thể người lao động đã thống nhất các nội dung đối thoại, như sau;

1. Các nội dung đã thống nhất và biện pháp thực hiện:

+ .....................................................................................................................

+  .....................................................................................................................

+  ......................................................................................................................

+ ......................................................................................................................

+  ......................................................................................................................

+  .......................................................................................................................

2. Các nội dung còn ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cách thức giải quyết tiếp theo.

+  .........................................................................................................................

+  ........................................................................................................................

+ ........................................................................................................................

+  .........................................................................................................................

+ ..........................................................................................................................

+  ..........................................................................................................................

Hội nghị đối thoại kết thúc vào lúc: … giờ …phút, cùng ngày. Biên bản này được lập thành 04 bản và có giá trị như nhau, mỗi bên tham gia đối thoại giữ một bản, 01 bản niêm yết thông báo trong nội bộ Công ty, 01 bản lưu tại phòng hành chính nhân sự./.

TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN NLĐ

(Ký tên và đóng dấu)

NHÓM ĐẠI DIỆN ĐỐI THOẠI CỦA NLĐ

 (Ký tên)

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

(Ký tên và đóng dấu)

THƯ KÝ

(Ký tên)


Thành phần tham gia đối thoại định kì tại nơi làm việc

Căn cứ Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thành phần tham gia đối thoại định kì được quy định như sau:

* Phía người sử dụng lao động:

- Do người sử dụng lao định nhưng đảm bảo ít nhất 03 người.

- Trong đó có người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động và quy định trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

* Phía người lao động:

Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động xác định số lượng đại diện tham gia đối thoại tương ứng theo tỷ lệ thành viên của tổ chức và nhóm mình và đảm bảm ít nhất:

- 03 người: Doanh nghiệp sử dụng dưới 50 người lao động;

- 04 - 08 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 50 - dưới 150 người lao động;

- 09 - 13 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 150 - dưới 300 người lao động;

- 14 - 18 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 300 - dưới 500 người lao động;

- 19 - 23 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 500 - dưới 1.000 người lao động;

- Ít nhất 24 người: Doanh nghiệp sử dụng từ 1.000 người lao động trở lên.

Danh sách các thành viên tham gia đối thoại được thực hiện định kì ít nhất 02 năm/lần và công bố công khai tại nơi làm việc.

Ngoài ra, hai bên có thể thống mất mời tất cả người lao động hoặc một số người lao động liên quan cùng tham gia đối thoại, bảo đảm có sự tham gia của đại diện lao động nữ khi đối thoại về các nội dung liên quan đến quyền, lợi ích của lao động nữ.


Quy trình tổ chức đối thoại định kì tại nơi làm việc

Căn cứ Điều 39 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, việc đối thoại định kì tại nơi làm việc được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Chuẩn bị đối thoại

- Tổ chức lấy ý kiến của người lao động về những nội dung cần đưa ra đối thoại và quyết định lựa chọn hình thức đối thoại, thông qua: Phát phiếu hỏi, nghe phản ánh của đoàn viên, người lao động, họp công đoàn tổ, bộ phận để tập hợp ý kiến...

- Quyết định lựa chọn nội dung đối thoại thông qua việc bàn bạc, lựa chọn, biểu quyết, đồng thời sắp xếp nội dung đối thoại theo thứ tự ưu tiên, phù hợp với từng cuộc, hình thức đối thoại, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia đối thoại như: chuẩn bị ý kiến, lập luận, tài liệu liên quan...

Các bên thống nhất về thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đối thoại định kỳ phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Bước 2: Gửi nội dung đối thoại cho các bên tham gia

Chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tổ chức đối thoại định kỳ, các bên có trách nhiệm gửi nội dung đối thoại cho bên còn lại tham gia đối thoại.

Bước 3: Tiến hành đối thoại định kì tại nơi làm việc

- Việc đối thoại định kỳ chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của:

+ Bên người sử dụng lao động: Có người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền;

+ Bên người lao động: Có trên 70% tổng số thành viên đại diện.

- Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền và chữ ký của người đại diện từng tổ chức đại diện người lao động (nếu có) và của người đại diện cho nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có).

Bước 4: Thông báo công khai kết quả đối thoại

Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại:

- Người sử dụng lao động phải công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại;

- Tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động.

Trên đây là mẫu biên bản đối thoại định kì tại nơi làm việc mới nhất và quy trình tiến hành đối thoại tại nơi làm việc. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Người lao động được tham gia xây dựng thang lương, bảng lương 

>> Các quy định mới về giờ làm việc theo BLLĐ năm 2019

>> Xem thêm các chính sách mới nhất về lao động - tiền lương tại đây.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Mẫu Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

Báo cáo về công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là việc cơ quan, tổ chức, cơ sở đã trang bị phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ phải làm định kỳ hằng năm.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.