Mẫu Báo cáo định kỳ giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất

Giám sát thi công đóng vai trò quan trọng trong xây dựng, các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình gửi chủ đầu tư. Dưới đây là mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất.

1. Trường hợp nào phải lập báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng?

Báo cáo công tác giám sát thi công xây dựng công trình là văn bản, thủ tục bắt buộc trong quá trình giám sát thi công. Căn cứ vào Báo cáo này, nhà đầu tư có thể nắm bắt, đánh giá thực trạng của công trình, qua đó phát hiện những sai sót để kịp thời đề nghị phía nhà thầu sửa chữa.

Theo khoản 5 Điều 19 Nghị định 06/2021, tổ chức, cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập Báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình theo mẫu gửi chủ đầu tư và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này.

Báo cáo được lập trong các trường hợp sau:

- Báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng, chủ đầu tư quy định việc lập báo cáo định kỳ hoặc báo cáo theo giai đoạn thi công xây dựng và thời điểm lập báo cáo;

- Báo cáo khi tổ chức nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hoàn thành gói thầu, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình
Mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình (Ảnh minh họa)

2. Mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình mới nhất

…(1)…
-------

Số: ……./……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày……. tháng……. năm………


BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Kính gửi: ………(2)…….

……(1).... báo cáo về tình hình giám sát thi công xây dựng công trình/hạng mục công trình ....(3).... từ ngày…… đến ngày…… như sau:

1. Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng), thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của các nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng:

a) Tên đơn vị thi công;

b) Đánh giá sự phù hợp về năng lực của chỉ huy trưởng công trình hoặc giám đốc dự án của nhà thầu, người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp so với quy định hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật;

c) Thống kê và đánh giá sự phù hợp của các máy móc, thiết bị phục vụ thi công trong kỳ báo cáo so với hợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình:

a) Khối lượng công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo. Khối lượng công việc đã được nghiệm thu. So sánh với tiến độ thi công tổng thể và nguyên nhân gây chậm tiến độ (nếu có);

b) Đánh giá công tác tổ chức thi công so với biện pháp thi công được phê duyệt. Các thay đổi về biện pháp thi công (nếu có);

c) Đánh giá việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đảm bảo an toàn được phê duyệt.

4. Thống kê các công tác thí nghiệm được thực hiện trong kỳ báo cáo số lượng các kết quả thí nghiệm đối với từng loại thí nghiệm. Đánh giá việc kiểm soát chất lượng công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

5. Thống kê các công việc xây dựng được nghiệm thu trong kỳ báo cáo, công tác nghiệm thu giai đoạn (nếu có).

6. Thống kê các thay đổi thiết kế trên công trường trong kỳ báo cáo.

7. Thống kê những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình (4) trong kỳ báo cáo (nếu có); các tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng đã được khắc phục trong kỳ báo cáo. Đánh giá về nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định.

8. Đề xuất, kiến nghị về tiến độ, nhân sự, thiết kế và các vấn đề kỹ thuật khác.

GIÁM SÁT TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên của tổ chức thực hiện giám sát thi công xây dựng.

(2) Tên của chủ đầu tư.

(3) Tên hạng mục công trình/công trình xây dựng.

(4) Trường hợp trong kỳ báo cáo có sự cố công trình thì gửi kèm báo cáo là hồ sơ giải quyết sự cố công trình theo quy định.

3. Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công

…(1)…
-------

Số: ……./……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

……., ngày……. tháng……. năm………

BÁO CÁO HOÀN THÀNH CÔNG TÁC GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG GÓI THẦU/GIAI ĐOẠN/HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH/CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

Kính gửi: ……….(2)……….

……(1).... báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng....(3).... như sau:

1. Quy mô công trình:

a) Mô tả quy mô và công năng của công trình: các thông số kỹ thuật chính, công năng chủ yếu của các phần hoặc hạng mục công trình;

b) Đánh giá sự phù hợp về quy mô, công năng của công trình so với giấy phép xây dựng (đối với công trình phải cấp phép xây dựng), thiết kế xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn được phê duyệt và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho công trình.

2. Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng.

3. Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình.

4. Đánh giá công tác thí nghiệm, kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình theo kế hoạch thí nghiệm đã được chấp thuận.

5. Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có).

6. Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có).

7. Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có).

8. Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giá nguyên nhân, biện pháp và kết quả khắc phục theo quy định.

9. Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng theo quy định.

10. Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan (nếu có).

11. Đánh giá về sự phù hợp của quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định.

12. Đánh giá về các điều kiện nghiệm thu hoàn thành gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.

GIÁM SÁT TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CỦA

…..(1)….
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

4. Không tổ chức giám sát thi công xây dựng bị xử phạt thế nào?

Giám sát thi công là khâu quan trọng trong quá trình thi công xây dụng, do đó trường hợp không tổ chức giám sát thi công sẽ bị xử phạt nặng.

Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, hành vi không tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định trong trường hợp công trình đang thi công sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng.

Đồng thời, buộc cá nhân, tổ chức phải thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình.

Trên đây là mẫu Báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường

Trong quá trình thu gom và xử lý, việc lập biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường đóng vai trò quan trọng, giúp ghi nhận đầy đủ thông tin về loại chất thải, khối lượng, đơn vị bàn giao và tiếp nhận. Bài viết dưới đây cung cấp mẫu biên bản bàn giao chất thải rắn công nghiệp thông thường.

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm và hướng dẫn cách viết

Từ 14/02/2025, để tổ chức dạy thêm, giáo viên phải đăng kí kinh doanh, sau đó niêm yết trên cổng thông tin điện tử hoặc tại nơi dạy thêm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm cách viết mẫu đơn công khai thông tin về tuyển sinh các khóa học thêm để thực hiện niêm yết.

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường từ 14/02/2025

Từ ngày 14/02/2025, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. Bài viết cung cấp mẫu báo cáo của giáo viên dạy thêm ngoài trường mới nhất.

Mẫu Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng dành cho các công ty

Mẫu Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng dành cho các công ty

Mẫu Đơn xin gia hạn hợp đồng thuê văn phòng dành cho các công ty

Trong các hợp đồng cho thuê văn phòng không thể thiếu điều khoản thời hạn cho thuê. Sau khi hết thời hạn theo thỏa thuận, các bên có thể chấm dứt hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng cho thuê nếu có nhu cầu thuê tiếp. Khi đó, bên thuê cần làm Đơn gia hạn hợp đồng thuê văn phòng theo mẫu dưới đây.