Bản cam kết viết tay là một trong những loại văn bản phổ biến trong cuộc sống. Văn bản này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và dành cho nhiều đối tượng khác nhau. Một bản cam kết viết tay như thế nào là đạt chuẩn? Hãy cùng tham khảo các mẫu được LuatVietnam gợi ý dưới đây.
- 1. Bản cam kết viết tay là gì?
- 2. Các mẫu bản cam kết viết tay
- 2.1 Mẫu bản cam kết viết tay học sinh
- 2.2 Mẫu bản cam kết giữa hai bên
- 2.3 Mẫu thỏa thuận cam kết không tái phạm
- 2.4 Mẫu cam kết về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng
- 3. Nội dung chính trong bản cam kết viết tay
- 4. Bản cam kết viết tay có hiệu lực trong trường hợp nào?
1. Bản cam kết viết tay là gì?
Bản cam kết viết tay là bản cam kết được thực hiện dưới dạng đánh máy hoặc viết tay. Đó là dạng văn bản được sử dụng trong hoàn cảnh cam kết, thỏa thuận giữa hai bên. Nếu một trong hai bên không làm đúng theo nội dung đã cam kết thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bản cam kết viết tay cũng chính là bằng chứng khi phát sinh tranh chấp giữa các bên trong cam kết. Tòa án sẽ dựa theo bằng chứng này để xem xét, phán xử lợi ích hợp pháp của các bên.
2. Các mẫu bản cam kết viết tay
Nhìn chung, hình thức của bản cam kết viết tay đó là viết bằng tay hoặc đánh máy. Mặc dù, văn bản này được viết theo hình thức nào thì nội dung không thay đổi. Dưới đây là các mẫu phổ biến, được dùng trong các lĩnh vực của đời sống hàng ngày:
2.1 Mẫu bản cam kết viết tay học sinh
Trong nhà trường, bản cam kết viết tay học sinh thường thấy là bản cam kết không vi phạm lỗi. Các lỗi ở trường mà các em hay mắc phải như: đi học muộn, đánh nhau, không làm đầy đủ bài tập, nói chuyện riêng trong lớp, nghỉ học không phép…
Các lỗi vi phạm này xét về pháp luật thì không nghiêm trọng. Nhưng nhà trường dùng cách này để răn đe học sinh. Biện pháp kỷ luật này mang tính chất nhắc nhở học sinh biết chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân. Đồng thời, giúp học sinh hình thành thói quen có kỷ luật trong nhà trường và liên hệ có thói quen kỷ luật trong cuộc sống.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
…….., ngày…..tháng…..năm…..
BẢN CAM KẾT
Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp…….Trường…………………..
Tên em là:………………sinh ngày:……………….
Hiện là học sinh lớp…………Trường……………..
Lý do em viết bản cam kết này là:
Trong quá trình học tập từ đầu học kỳ….của năm học…..đến nay bản thân em đã không chấp hành nội quy quy chế của lớp cũng như nhà trường, cụ thể như sau:.............................
Vì vậy, trước GVCN lớp cùng thầy cô giáo bộ môn và gia đình em xin hứa sẽ không vi phạm nội quy và tái diễn vi phạm. Em mong thầy, cô giáo tha thứ cho em. Nếu từ nay em vẫn tiếp tục vi phạm thì em và gia đình xin chịu mọi hình thức kỷ luật của lớp và nhà trường, tập thể lớp và GVCN có quyền đề nghị kỷ luật hoặc đuổi học gửi lên BGH nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của phụ huynh Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
2.2 Mẫu bản cam kết giữa hai bên
Bản cam kết viết tay giữa hai bên là văn bản hai bên ký cam kết thực hiện một số nghĩa vụ, trách nhiệm. Nếu bên nào không thực hiện đúng như cam kết thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trong bản cam kết, các bên yêu cầu phải ghi rõ nội dung cam kết với bên còn lại là gì, nội dung cam kết như thế nào. Bản cam kết giữa hai bên thường được sử dụng trong nhiều lĩnh vực:
- Nhân viên mới vào công ty cam kết chấp hành nội quy công ty.
- Doanh nghiệp đào tạo nghề yêu cầu người học nghề cam kết sau khi kết thúc khóa học sẽ phải làm việc tại doanh nghiệp.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…..tháng…..năm…..
GIẤY CAM KẾT BẢO LÃNH NHÂN SỰ
Kính gửi : Công ty……………
Người bảo lãnh:.......................................
Ngày, tháng, năm sinh:....................tại……………………
CMND số:…………..cấp ngày…../…./…….tại…………………
Thường trú tại:............................
Quan hệ người được bảo lãnh:.........................
Số điện thoại liên hệ:................................
Trong quá trình làm việc, nếu ông/bà…………………có gây tổn thất đến tài sản của công ty……….thì phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp ông/bà………………..không có khả năng bồi thường thì người bảo lãnh phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Tôi cam kết nội dung trên là đúng sự thật, nếu có gì sai trái sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Xác nhận của UBND Phường, Xã Người bảo lãnh
2.3 Mẫu thỏa thuận cam kết không tái phạm
Bản cam kết không tái phạm được thực hiện qua nhiều khía cạnh của cuộc sống: Bản cam kết trả nợ, cam kết không vi phạm, cam kết hoàn thành công việc đúng tiến độ, bản cam kết không vi phạm nội quy trường học…
Bản cam kết viết tay không tái phạm có thể áp dụng cho mọi trường hợp thỏa thuận.Văn bản có vai trò quan trọng và cần thiết cho các cơ quan, giúp ý thức của công nhân viên đi vào nề nếp hơn. Đồng thời, những nội quy quy định được tôn trọng hơn, khi đã ký vào cam kết mà người đó vi phạm sẽ bị xử lý.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…..tháng…..năm…..
MẪU CAM KẾT CỦA PHỤ HUYNH VÀ HỌC SINH KHÔNG VI PHẠM NỘI QUY TRƯỜNG, LỚP
Kính gửi: Giáo chủ nhiệm lớp…….Trường……………………….
Tên em là:………………sinh ngày:……………….
Hiện là học sinh lớp………………Trường……………………..
Lý do em viết bản cam kết này là:
Trong quá trình học tập từ đầu học kỳ….của năm học…..đến nay bản thân em đã không chấp hành nội quy quy chế của lớp cũng như nhà trường, cụ thể như sau:.............................................
Vì vậy, trước GVCN lớp cùng thầy cô giáo bộ môn và gia đình em xin hứa sẽ không vi phạm nội quy và tái diễn vi phạm. Em mong thầy, cô giáo tha thứ cho em. Nếu từ nay em vẫn tiếp tục vi phạm thì em và gia đình xin chịu mọi hình thức kỷ luật của lớp và nhà trường, tập thể lớp và GVCN có quyền đề nghị kỷ luật hoặc đuổi học gửi lên BGH nhà trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ý kiến của phụ huynh Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Xác nhận của giáo viên chủ nhiệm
2.4 Mẫu cam kết về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng
Bản cam kết về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng là một trong những bản cam kết viết tay đáng được quan tâm. Đó là văn bản vợ chồng đã kết hôn thỏa thuận với nhau, xác định tài sản riêng của hai vợ chồng. Bản cam kết này tuy được lập thành văn bản nhưng phải có công chứng thì mới được chứng thực theo quy định pháp luật.
Việc thực hiện bản cam kết viết tay về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng cần phải tuân thủ quy định văn bản hành chính. Nội dung phải hoàn toàn tự nguyện giữa hai bên, không được vi phạm điều trái pháp luật.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN CAM KẾT VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ CHỒNG
Hôm nay, ngày…./…./….., tại……………………………………………………
Tôi là…………………….sinh năm……………………………………………...
CMND số:…………..cấp ngày…../…./…….tại…………………………………
Thường trú tại:........................................................................................................
Và vợ là bà:........................................., sinh năm………………………………...
CMND số:…………..cấp ngày…../…./…….tại…………………………………
Thường trú tại:........................................................................................................
Bằng văn bản này, tôi xin khẳng định: Quyền sở hữu toàn bộ ngôi nhà và quyền sử dụng đất tại: thửa đất số…….., tờ bản đồ số……., địa chỉ………………- theo “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” số….., số vào sổ cấp GCN:.........., do……………cấp ngày…….là tài sản riêng của vợ (chồng) tôi (.....................).
Tôi không có đóng góp gì trong việc hình thành tài sản nêu trên và chúng tôi chưa có một thỏa thuận nào về việc sáp nhập tài sản này vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Kể từ ngày tôi lập và ký vào văn bản này, bà………được toàn quyền thực hiện các quyền của chủ sở hữu/ sử dụng đối với tài sản nêu trên, theo quy định của pháp luật.
Tôi xin cam đoan:
- Những thông tin về nhân thân, tài sản và nội dung cam kết trong văn bản này là đúng sự thật.
- Văn bản cam kết này được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc và không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của cá nhân tôi.
- Tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc cam kết và đồng ý ký tên dưới đây để làm bằng chứng.
Người lập văn bản
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Nội dung chính trong bản cam kết viết tay
Trong bản cam kết viết tay, những yêu cầu không thể thiếu liên quan đến thủ tục hành chính đó là: thông tin họ tên, ngày tháng năm sinh, căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp… phải được ghi một cách chính xác. Điều quan trọng về nội dung của bản cam kết: phải ghi rõ việc nếu vi phạm sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đúng như trong thỏa thuận của bản cam kết.
Người viết bản cam kết phải có quan điểm riêng của mình về trách nhiệm. Đồng thời, trong văn bản nêu rõ nếu vi phạm điều khoản thì phải chịu trách nhiệm như thế nào khi thống nhất. Nội dung trong văn bản cần được trình bày khoa học, rõ ràng và chi tiết, đánh số theo thứ tự từ một, hai, ba… để người đọc dễ nhìn và đọc nhanh chóng hơn.
4. Bản cam kết viết tay có hiệu lực trong trường hợp nào?
Hiện nay, tùy vào từng trường hợp mà người ta sử dụng hình thức bản cam kết khác nhau. Nếu nội dung bản cam kết viết tay dài, cần mang đi lưu chuyển nhiều nơi thì người ta sử dụng bản cam kết ở dạng đánh máy. Văn bản này có thể in ra hoặc có thể lưu trữ thành file dữ liệu.
Tuy nhiên, một số trường hợp bắt buộc phải viết bản cam kết bằng tay hoặc trường hợp không có máy tính thì người ta sẽ sử dụng bản cam kết viết bằng tay. Nhìn chung, dù hình thức văn bản nào thì nội dung cam kết không thay đổi.
Bản cam kết viết tay có hiệu lực trong trường hợp văn bản đó có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia và phải được công chứng chứng thực. Vì vậy, bản cam kết viết tay không công chứng sẽ không có hiệu lực.
Đối với trường hợp bản cam kết viết tay mà pháp luật không yêu cầu công chứng thì đôi bên không phải thực hiện. Sở dĩ, về nội dung của bản cam kết là sự thỏa thuận của đôi bên. Trường hợp này được pháp luật dân sự tôn trọng thỏa thuận, miễn sao không vi phạm pháp luật. Vì vậy văn bản cam kết trong trường hợp này vẫn có hiệu lực.
Ví dụ với bản cam kết về tài sản chung tài sản riêng của vợ chồng, khi lập văn bản này hoàn toàn là sự tự nguyện từ hai phía không có sự bắt ép nào. Để bản cam kết viết tay này có hiệu lực pháp lý thì văn bản cần phải được công chứng tại văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân.
Khi công chứng bản cam kết viết tay về tài sản chung tài sản riêng của vợ chồng cần mang đầy đủ giấy tờ:
- Giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, căn cước công dân hoặc chứng minh thư của hai vợ chồng.
- Các giấy tờ chứng minh về quyền tài sản: đăng ký xe máy, ô tô, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
Lưu ý, để đảm bảo tường tận, minh bạch và để bản cam kết viết tay có hiệu lực thì các bên phải ký đầy đủ và văn bản. Tuy nhiên, vẫn có không ít trường hợp văn bản cam kết có chữ ký giả mạo, dẫn đến bản cam kết không có hiệu lực khi có tranh chấp xảy ra. Khi muốn xác minh chữ ký lại phải nhờ cơ quan thẩm quyền giám định.
Điều đó không những làm mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên trong thời gian chờ giám định. Vì vậy, ngoài việc ký vào bản cam kết thì các bên có thể dùng cách lăn tay vào văn bản để tăng độ uy tín của việc thỏa thuận.
Trên đây là các thông tin về bản cam kết viết tay mà chúng tôi đã tổng hợp. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức để viết một văn bản đầy đủ thông tin và đúng theo thể thức của pháp luật.