- 1. Mẫu bài thu hoạch về xây dựng nhà nước pháp quyền
- 1.1 Nhà nước pháp quyền là gì?
- 1.2 Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền
- 1.3 Hạn chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- 1.4 Liên hệ thực tiễn bản thân khi xây dựng nhà nước pháp quyền
- 2. Cấu trúc của bài thu hoạch xây dựng nhà nước pháp quyền
- 2.1 Lời mở đầu
- 2.2 Nội dung các phần
1. Mẫu bài thu hoạch về xây dựng nhà nước pháp quyền
1.1 Nhà nước pháp quyền là gì?
Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, đó là hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, phản ánh công lý và phù hợp với quyền tự nhiên của con người. Khi đó, mọi người trong toàn quốc đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật như nhau.
1.2 Thực trạng xây dựng nhà nước pháp quyền
Thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền là xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Như vậy, đây là bộ máy quyền lực của chính nhân dân lao động, phục vụ lợi ích cho toàn dân.Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam.
Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định sự cần thiết trong việc “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam”. Đây là vấn đề rất cơ bản, rộng lớn và phức tạp cũng rất nhạy cảm, cần phải hệ trọng thực hiện vì liên quan đến sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Từ đó, bám sát vào Cưỡng lĩnh của Đảng, Hiến pháp và Pháp luật của nhà nước và thực tế của đất nước để tập trung thảo luận làm rõ các vấn đề thực trạng, nguy cơ sắp phải đối mặt; tạo sự thống nhất cao trong toàn Đảng và toàn nhân dân lao động về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu và những nhiệm vụ cũng như các giải pháp lớn cần được quán triệt và triển khai thực hiện. Qua đó sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ hơn trong việc xây dựng và hoàn thành nhà nước pháp quyền XHCN.
Hệ thống pháp luật cần được xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế hiện đại, hội nhập với quốc tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trên các phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam đã thực hiện và được tham gia vào nhiều cam kết quốc tế, trở thành là một trong những thành viên có trách nhiệm, đáng tin cậy của các nước trên thế giới.
Quyền của con người, quyền công dân tiếp tục được cụ thể hóa bằng hệ thống pháp luật và đảm bảo được thực thi trên thực tế. Các chủ thể trong xã hội được bình đẳng trước pháp luật và được làm những điều pháp luật không cấm.
Có thể thấy, kết quả cụ thể đạt được thể hiện:
Sau hơn 35 năm đổi mới đất nước, chưa bao giờ đất nước có vị thế, uy tín, tiềm lực và cơ đồ to lớn như ngày nay.
- Hoạt động xây dựng pháp luật phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, trong gần 40 năm đổi mới, số lượng luật và pháp lệnh ban hành tăng nhanh. Nhiều điều luật, điều ước quốc tế phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước đã được nội luật hóa, nhất là vấn đề liên quan đến quyền con người. Hiệu quả thực thi pháp luật không ngừng được nâng lên.
- Đổi mới tư duy về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường (KTTT) định hướng theo XHCN. Khẳng định quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tính chuyên nghiệp, minh bạch, trách nhiệm giải trình, phân cấp, phân quyền khoa học, hiệu lực, hiệu quả hơn.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Chất lượng đội ngũ cán bộ không ngừng được nâng lên.
- Công cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước được triển khai tích cực bằng nhiều biện pháp và dưới nhiều hình thức khác nhau.
- Sự lãnh đạo của Đảng, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội tham gia đóng góp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền không ngừng được nâng lên; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được coi trọng.
1.3 Hạn chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng có nhiều hạn chế trong xây dựng nhà nước pháp quyền như:
- Về thực hành dân chủ chưa thật đồng bộ, ví dụ trong việc xử lý các mối quan hệ giữa quyền và trách nhiệm, dân chủ và kỷ cương ở một số lĩnh vực, bộ phận cơ quan quyền lực nhà nước với người dân chưa được rõ ràng.
- Hệ thống pháp luật còn có những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu thống nhất, chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu điều chỉnh các mối quan hệ xã hội mà thực tiễn đòi hỏi hiện nay.
- Chấp hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm chỉnh từ cán bộ đến người dân; kỷ cương phép nước còn bị xem nhẹ ở nhiều lúc, nhiều nơi; xử lý vi phạm pháp luật chưa kịp thời.
- Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở một số nơi chưa được đổi mới mạnh mẽ, toàn diện; các chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa rõ ràng mà bị chồng chéo.
- Số lượng cán bộ cấp xã và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn tương đối lớn. Phẩm chất, năng lực, uy tín của các cán bộ, viên chức, người làm trong các cơ quan quyền lực nhà nước còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện đại.
- Thủ tục hành chính nhiều lĩnh vực còn quá rườm rà, hạch sách và thiếu chuyên nghiệp.
- Tham nhũng, tiêu cực tuy đã giảm đáng kể, nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp.
1.4 Liên hệ thực tiễn bản thân khi xây dựng nhà nước pháp quyền
Để góp phần vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền, mỗi cá nhân cần nêu cao tính thần tự giác, chủ động, cụ thể:
- Gương mẫu thực hiện chấp hành nghiêm chỉnh và tuyên truyền, vận động mọi người nơi mình đang sinh sống và làm việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
- Tích cực tham gia các hoạt động: xây dựng, củng cố, bảo vệ chính quyền, giữ trật tự an- ninh xã hội tại địa phương
- Phê phán, đấu tranh đối với những hành vi vi phạm pháp luật
- Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của những thế lực thù địch. Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước
2. Cấu trúc của bài thu hoạch xây dựng nhà nước pháp quyền
Nội dung trên là mẫu bài thu hoạch xây dựng nhà nước pháp quyền để bạn tham khảo, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cấu trúc của một bài thu hoạch xây dựng nhà nước pháp quyền sẽ bao gồm các phần sau:
2.1 Lời mở đầu
Lựa chọn một vấn đề chi tiết nào đó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền để bạn viết bài thu hoạch. Phần mở đầu bạn cần viết ngắn gọn, có tính chất gợi mở. Nêu lý do chọn vấn đề này, tính cấp thiết về vấn đề mình đã chọn
2.2 Nội dung các phần
Sau khi đã chọn được vấn đề cần trình bày trong bài thu hoạch. Trong phần nội dung bạn sẽ viết theo từng đoạn nhỏ để giải thích rõ ràng, chi tiết hơn. Trước mỗi phần ban nên có lời dẫn dắt để biết đoạn văn đó đang nói về điều gì, giải quyết vấn đề nhỏ nào?
2.3 Kết luận
Tổng kết vấn đề sau khi đã giải thích dẫn chứng ở phần trên. Có thể nêu thêm những đóng góp hay liên hệ của bản thân trong bài thu hoạch này.
3. Những lưu ý khi viết bài thu hoạch về xây dựng nhà nước pháp quyền
- Bài thu hoạch về xây dựng nhà nước pháp quyền là một bài viết cần dựa vào những thông tin có căn cứ, những sự việc thực tế đã và đang diễn ra có chứng cứ, bằng chứng cụ thể từ những trang tin tức chính thống
- Tuyệt đối không được có những lời lẽ khiếm nhã, chê trách
- Bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, không trang trí trong nội dung bài viết.
- Tập trung viết về chủ đề mình đã chọn, không viết lan man, dài dòng, câu văn lủng củng.
Dựa vào mẫu bài thu hoạch về xây dựng nhà nước pháp quyền mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên hy vọng bạn đọc có thể hoàn thành tốt bài thu hoạch về xây dựng nhà nước pháp quyền! Nếu còn thắc mắc các vấn đề xung quanh bài viết, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp.