Xin giấy ốm giả để hưởng BHXH bị phạt thế nào?

Để hưởng lợi từ chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), nhiều người lao động nghỉ việc vì lý do riêng nhưng lại mua giấy ốm để hưởng chế độ ốm đau. Vậy xin giấy ốm giả để hưởng BHXH mà bị phát hiện thì người lao động sẽ bị xử lý thế nào?


Dùng giấy ốm giả để hưởng chế độ ốm đau bị xử lý ra sao?

Nắm bắt nhu cầu của người lao động cần giấy ra viện để được hưởng chế độ ốm đau, hoặc đơn giản chỉ là để hợp thức hóa việc nghỉ làm của mình, nhiều nơi đã và đang rao bán giấy nghỉ ốm với mức giá từ 70.000 - 250.000 đồng tùy vào thời gian nghỉ. Thậm chí mua nhiều còn được giảm giá.

Mặc dù có rất nhiều trường hợp trót lọt và được cơ quan BHXH giải quyết chế độ ốm đau nhưng mua giấy nghỉ ốm được theo cách này thường rất dễ bị làm giả dẫn tới mất tiền oan.

Trường hợp cơ quan BHXH phát hiện ra người lao động không ốm đau nhưng lại làm giả giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà người này có thể bị phạt hành chính hoặc xử lý hình hình sự.

* Xử phạt hành chính:

Điểm a khoản 1 Điều 39 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Theo đó, nếu bị phát hiện làm giả giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động có thể bị phạt từ 01 - 02 triệu đồng.

* Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Hành vi dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan BHXH hưởng các chế độ có thể bị xử lý hình sự về Tội gian lận BHXH tại Điều 214 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017 nếu chiếm đoạt tiền BHXH từ 10 triệu đồng hoặc gây thiệt hại từ 20 triệu đồng trở lên.

Với tội này, người lao động có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

Nặng nhất, người này còn có thể bị phạt tù đến 10 năm nếu chiếm đoạt tiền BHXH hoặc gây thiệt hại từ 500 triệu đồng trở lên.

xin giay om gia


Làm sao để nhận biết giấy nghỉ ốm giả?

Theo Thông tư 56/2017/TT-BYT, hiện nay toàn bộ giấy nghỉ ốm hưởng BHXH (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH) đều được thực hiện theo Mẫu được ban hành tại phụ lục 7 của Thông tư 56 như sau:

xin giay om gia

Nếu không đúng theo mẫu trên, cơ quan BHXH sẽ không giải quyết chế độ cho người lao động.

Dù đúng mẫu đơn trên nhưng người lao động cũng cần chú ý hai điểm sau để nhận biết giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là thật hay giả:

1 - Cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH:

Giấy nghỉ ốm hợp lệ phải do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.

Danh sách những cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hiện đã được công khai trên Trang thông tin điện tử của BHXH Việt Nam.

Người lao động có thể tra cứu tại link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/KCB-cap-giay-nghi-viec-huong-bhxh.aspx

Nếu nơi cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH không thuộc danh sách mà cơ quan BHXH công bố thì giấy này là giả.

2 - Người ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH:

Người được ký giấy nghỉ ốm là các y bác sĩ làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động theo phân công của người đứng đầu cơ sở y tế đó.

Nếu cơ sở y tế không phải pháp nhân thì y bác sĩ tại đó phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.

Trường hợp người ký không phải bác sĩ có thẩm quyền thì giấy nghỉ ốm sẽ bị từ chối giải quyết chế độ.

Xem thêm: Xin giấy nghỉ ốm ở đâu để hưởng chế độ BHXH?

Trên đây là mức phạt nếu thực hiện hành vi xin giấy ốm giả và cách nhận biết giấy nghỉ ốm thật giả. Nếu còn vướng mắc liên quan việc hưởng chế độ ốm đau hoặc các vấn đề khác về BHXH, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ ốm đau: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

>> Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: 5 điều cần biết

>> 2 trường hợp có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng BHXH
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?