Hướng dẫn xin giấy nghỉ ốm để hưởng bảo hiểm xã hội

Giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) là tên thường gọi để chỉ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH. Vậy khi bị ốm đau, người lao động phải xin giấy nghỉ ốm ở đâu để được giải quyết hưởng BHXH?


1. Xin giấy nghỉ ốm ở đâu cho hợp lệ?

Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau cho người lao động.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy nghỉ ốm hợp lệ phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

b) Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Theo đó, người lao động muốn nghỉ ốm hưởng BHXH thì phải xin giấy nghỉ ốm tại cơ sở khám chữa bệnh được cấp phép hoạt động. 

Cụ thể, sau khi người lao động tiến hành thăm khám, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian nghỉ phù hợp với tình hình sức khỏe của người đó.


2. Cách tra cứu cơ sở y tế cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH

Để biết chính xác cơ sở y tế nào gần nơi mình ở được phép cấp giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động có thể tra cứu trực tiếp tại link sau: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/KCB-cap-giay-nghi-viec-huong-bhxh.aspx

Bước 1: Người lao động chọn Tỉnh thành >> Chọn Quận/huyện.

Bước 2: Tích chọn “Tôi không phải là người máy” >> Ấn Tra cứu.

Bước 3: Xem thông tin về cơ sở khám, chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH. 

Người lao động có thể lựa chọn bất kì các cơ sở khám chữa bệnh trên để đến khám và xin giấy nghỉ việc hưởng BHXH.


3. Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng BHXH mới nhất

Hiện nay, giấy nghỉ ốm được sử dụng phải là mẫu ban hành tại phụ lục 7 của Thông tư 56/2017/TT-BYT thì cơ quan BHXH mới giải quyết chế độ. 
https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/05/17/mau-giay-chung-nhan-nghi-viec-huong-bao-hiem-xa-hoi_1705083209.docx

Trường hợp mẫu giấy được cấp không đúng như trên, cơ quan BHXH sẽ từ chối hồ sơ. Do đó, người lao động cần chú ý để tránh tình trạng một số cơ sở khám, chữa bệnh làm giả giấy tờ bán lại cho người có nhu cầu.


4. Ai có thẩm quyền ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH?

Căn cứ khoản 3 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT, người được ký giấy nghỉ ốm hưởng BHXH là người hành nghề (y, bác sĩ) làm việc tại cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp phép hoạt động.

Trường hợp cơ sở y tế đó không phải là pháp nhân thì người hành nghề phải đăng ký mẫu chữ ký với cơ quan BHXH.

Trường hợp người khám, chữa bệnh đồng thời là người đứng đầu hoặc người được ủy quyền ký đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì người này chỉ cần ký và đóng dấu ở phần “Xác nhận của thủ trưởng đơn vị” và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Nếu người ký giấy nghỉ ốm này không đúng thẩm quyền thì giấy tờ đó sẽ bị coi là không hợp lệ, cơ quan BHXH sẽ từ chối giải quyết hưởng chế độ cho người lao động.


5. Mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH có xin lại được không?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH sẽ được cơ sở y tế mà người lao động đã tiến hành khám, chữa bệnh cấp lại trong các trường hợp sau:

- Bị mất, bị hỏng;

- Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;

- Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;

- Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu làm mất giấy nghỉ ốm hưởng BHXH, người lao động hoàn toàn có thể xin cấp lại. Giấy nghỉ ốm được cấp lại sẽ đóng dấu Cấp lại.

Trên đây là giải đáp liên quan đến vấn đề xin giấy nghỉ ốm ở đâu. Nếu còn vướng mắc liên quan đến các thủ tục và chế độ bảo hiểm xã hội, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài: 1900.6192 để được hỗ trợ sớm nhất.

>> Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: 5 điều cần biết

>> 2 trường hợp có giấy chứng nhận nghỉ việc vẫn không được hưởng BHXH

>> Chế độ ốm đau: Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?