Vợ tham gia bảo hiểm tự nguyện, chồng có được tiền thai sản?

Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là cách “để dành” tốt nhất của những lao động tự do. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn băn khoăn liệu việc làm này có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chồng khi mình sinh con hay không.

Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con

Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con thì được hưởng chế độ thai sản. Cụ thể:

* Nghỉ thai sản:

- 05 ngày làm việc với các trường hợp thông thường;

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- 10 ngày làm việc khi vợ sinh đôi; sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- 14 ngày làm việc khi vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.

Lưu ý: Thời gian nghỉ này chỉ được tính trong khoảng 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

* Nhận tiền thai sản:

- Tiền trợ cấp một lần:

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, khoản trợ cấp này chỉ dành cho lao động nam đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh con mà vợ không tham gia BHXH.

Mức trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở, tương đương với 3,6 triệu đồng ở thời điểm hiện tại.

- Tiền chế độ thai sản:

Khoản tiền này được chi trả dựa trên số ngày nghỉ thực tế của người lao động.

Tiền chế độ thai sản

=

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ thực tế

Vợ tham gia bảo hiểm tự nguyện, chồng có được tiền thai sản?

Chế độ thai sản của chồng khi vợ sinh con (Ảnh minh họa)

Vợ tham gia bảo hiểm tự nguyện có ảnh hưởng đến chồng?

Hầu hết những lao động tự do hiện nay đều lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để có thể lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.

Tuy nhiên, chính sách BHXH tự nguyện chỉ đảm bảo được chế độ hưu trí và tử tuất cho người tham gia, mà không có sự hỗ trợ khi ốm đau, thai sản, tai nạn…

Chính vì vậy, không ít phụ nữ khi sinh con chỉ trông chờ vào chế độ thai sản của chồng. Tuy nhiên, việc tham gia BHXH tự nguyện của vợ có ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chồng?

Điểm e khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội đề cập tới việc hưởng chế độ thai sản khi lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào. Do đó, lao động nam có thể nghỉ việc và nhận tiền chế độ thai sản theo số ngày nghỉ quy định.

Với tiền trợ cấp một lần, Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần. Điều này được hiểu theo góc độ, BHXH phải là BHXH bắt buộc. Trường hợp vợ có tham gia BHXH nhưng là BHXH tự nguyện thì cũng không chịu sự điều chỉnh của quy định này.

Và như vậy, việc vợ tham gia BHXH tự nguyện sẽ không ảnh hưởng đến chế độ thai sản của chồng như đã phân tích.

>> Chế độ thai sản: Thông tin cần biết khi sinh con

Thùy Linh

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.