Vì sao trên thẻ BHYT có ô dán ảnh nhưng không cần dán ảnh?

Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) là loại giấy tờ khá đặc biệt so với những loại giấy tờ khác mà người dân đang mang theo bên mình. Vì đây có lẽ là loại duy nhất chưa chuyển sang loại thẻ nhựa và cũng là loại không bắt buộc phải có ảnh.

Không cần dán ảnh dù trên thẻ có ô ảnh

Mẫu thẻ BHYT mới nhất được ban hành theo Quyết định 1666/QĐ-BHXH, áp dụng từ ngày 01/04/2021.

Tương tự như trước đây, mẫu thẻ mới vẫn dành một vị trí để dán ảnh của người tham gia BHYT. Vị trí dán ảnh in khung trống, nét đơn, màu đen, kích thước 20mm x 300mm để chờ dán ảnh (điểm 1.12 Quyết định 1666).

Thế nhưng trên thực tế, rất ít người tham gia BHYT dán ảnh của mình lên thẻ. Nói đúng hơn, ô ảnh thẻ vẫn chỉ là một ô trống không bắt buộc cần phải có ảnh. Bởi Nghị định 146/2018/NĐ-CP đặt ra một quy định khá “mở” về việc dán ảnh trên thẻ BHYT.

Cụ thể:

Người tham gia bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh; trường hợp thẻ bảo hiểm y tế chưa có ảnh thì phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc Giấy xác nhận của Công an cấp xã hoặc giấy tờ khác có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi quản lý học sinh, sinh viên; các giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

Theo đó, người tham gia BHYT có quyền được lựa chọn dán ảnh trên thẻ BHYT hoặc không. Nếu không dán, thì khi đi khám chữa bệnh cần phải xuất trình thêm một loại giấy tờ tùy thân có ảnh khác, như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hay Giấy phép lái xe…

Chính vì quy định “mở” như trên, nên dù trên thẻ BHYT có ô dán ảnh nhưng không bắt buộc người tham gia BHYT phải dán ảnh.

Trên thẻ BHYT có ô dán ảnh nhưng không cần dán ảnh (Ảnh minh họa)

Vì sao không xóa bỏ ô dán ảnh trên thẻ BHYT?

Nhiều người đặt ra câu hỏi: Không bắt buộc phải dán ảnh, vậy tại sao không xóa bỏ ô ảnh trên thẻ BHYT? Bởi theo kế hoạch của Bộ Công an, từ ngày 01/7/2021, sẽ hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các bộ, ngành sẽ liên thông kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau.

Do đó, trên một số diễn đàn, có nhiều quan điểm cho rằng nên thay ô ảnh trên thẻ BHYT bằng mã số định danh cá nhân của người tham gia BHXH (trừ trường hợp vẫn đang dùng CMND 9 số). Khi đi khám, chữa bệnh, nhân viên y tế chỉ cần nhập mã số định danh của người bệnh sẽ biết được các thông tin cần thiết của người bệnh, trong đó có cả ảnh chân dung của người bệnh.

Như vậy, người dân khi đi khám, chữa bệnh chỉ cần mang theo duy nhất thẻ BHYT mà không cần mang theo giấy tờ tùy thân như trước đây để đối chiếu.

Tự ý dán ảnh lên thẻ BHYT được không?

Nếu không có ảnh trên thẻ BHYT thì phải mang theo giấy tờ tùy thân (có ảnh) để đối chiếu, vậy người dân có được quyền tự dán ảnh lên thẻ để thay cho việc mang giấy tờ tùy thân được không?

Theo hướng dẫn tại điểm b, mục 4.1 Công văn 4996/BHXH-CSYT của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

Trong thời gian chờ văn bản hướng dẫn cấp thẻ BHYT điện tử, cơ quan BHXH hướng dẫn người tham gia nộp 02 ảnh (kích thước 2x3cm), 01 ảnh dán vào vị trí quy định trên thẻ BHYT (có đóng dấu nổi thu nhỏ giáp lai của cơ quan BHXH giữa ảnh với thẻ BHYT); 01 ảnh lưu cùng hồ sơ đề nghị cấp thẻ BHYT (chỉ thực hiện khi người tham gia BHYT chưa có các giấy tờ nêu tại Điểm a, Khoản này).

Quy định nêu trên cho thấy, ảnh người tham gia BHYT phải được nộp cho cơ quan BHXH và được do chính cơ quan này dán, đóng dấu nổi giáp lai giữa ảnh và thẻ BHYT. Do đó, việc người dân tự dán ảnh lên thẻ mà không có dấu giáp lai được coi là không đúng quy định, và không được cơ sở khám, chữa bệnh chấp nhận.

Trên đây là thông tin về ô dán ảnh trên thẻ BHYT. Nếu có thắc mắc về các chính sách bảo hiểm y tế, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Quét mã QR trên thẻ BHYT, Giấy phép lái xe, Căn cước công dân thấy gì?

>> Chính sách BHYT từ 01/7/2021 có gì mới?  

>> Có dòng chữ này trên thẻ BHYT, hưởng lợi cả trăm triệu đồng

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?