Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội dành cho mọi người lao động

Tiền hưởng bảo hiểm xã hội là nội dung được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính bảo hiểm xã hội. Bài viết này sẽ giới thiệu một vài ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội để người đọc có thể tham khảo.

1. Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần

Hiện nay, cách tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXHThông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH.

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần (ảnh minh họa)

1.1 Khi đóng BHXH bắt buộc 

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014 x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm) + (2 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 2014 x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm) 

Trong đó:

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

=

(Tiền lương tháng đóng BHXH x Số tháng đóng BHXH x Hệ số trượt giá tương ứng của từng năm)

:

Tổng số tháng đóng BHXH

Để hiểu chi tiết về cách tính BHXH 1 lần khi tham gia BHXH bắt buộc, người lao động có thể tham khảo ví dụ dưới đây:

Bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 10 năm 05 tháng (trong đó 06 năm đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/2014) với mức lương đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là  5.000.000 đồng/tháng.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của Bà A được tính như sau:

  • Thời gian tham gia BHXH của bà A gồm: Bà A có 06 năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014.

Như vậy, số tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính bảo hiểm xã hội một lần của Bà A được tính là 06 năm trước 2014 và 04 năm 05 tháng từ năm 2014 trở đi.

  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của bà A như sau:

[(5.000.000 x 2.14 x 12) + (5.000.000 x 2 x 12) + (5.000.000 x 1.83 x 12) + (5.000.000 x 1.54 x 12) + (5.000.000 x 1.41 x 12) + (5.000.000 x 1.33 x 12) + (5.000.000 x 1.27 x 1) + (5.000.000 x 1.27 x 11) + (5.000.000 x 1.27 x 12) + (5.000.000 x 1.23 x 12) + (5.000.000 x 1.19 x 12) + (5.000.000 x 1.15 x 5)] / 125 tháng = 7.530.800 đồng

Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã tính hệ số trượt giá của năm 2024 tại bảng dưới đây:

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội
(Ảnh minh hoạ)

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của Bà A được tính như sau:

(7.530.800 x 6 năm x 1,5) + (7.530.800 x 4.5 năm x 2) = 135.554.400 đồng

Để xem chi tiết cách tính BHXH 1 lần của các trường hợp khác, người lao động có thể sử dụng Tool Hệ thống Tính BHXH 1 lần của LuatVietnam

1.2 Khi đóng BHXH tự nguyện

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = [(1,5 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014 x Bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội) + (2 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 2014 x Bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội)] - Số tiền nhà nước hỗ trợ

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm tính bằng tổng số tiền Nhà nước hỗ trợ từng tháng đã đóng bảo hiểm.

Tuy nhiên, nếu mắc các bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà rút BHXH 1 lần thì không bị trừ số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện.

Mức hỗ trợ được tính theo công thức:

Số tiền Nhà nước hỗ trợ tháng n = 0,22 x Chuẩn nghèo khu vực nông thôn tại tháng n x Tỷ lệ hỗ trợ của Nhà nước tại tháng n

Ví dụ:

Bà A có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 10 năm 06 tháng (01/2008 đến 06/2018) với mức thu nhập là 5.000.000 đồng/tháng.

Đồng thời bà A thuộc đối tượng hộ nghèo, được hưởng hỗ trợ từ Nhà nước khi tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà A được tính như sau:

Thời gian tham gia BHXH: 10 năm 6 tháng

  • Thời gian tham gia BHXH trước năm 2014: 06 năm;

  • Thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi: 04 năm 6 tháng.

Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH:

[(5.000.000 x 2.14 x 12) + (5.000.000 x 2 x 12) + (5.000.000 x 1.83 x 12) + (5.000.000 x 1.54 x 12) + (5.000.000 x 1.41 x 12) + (5.000.000 x 1.33 x 12) + (5.000.000 x 1.27 x 12) + (5.000.000 x 1.27 x 12) + (5.000.000 x 1.23 x 12) + (5.000.000 x 1.19 x 12) + (5.000.000 x 1.15 x 6)]/ 126 tháng  = 7.516.667 đồng

  • Mức hưởng BHXH một lần:

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH trước 2014:

7.516.667 x 6 năm x 1,5 = 67.650.003 đồng

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi:

7.516.667 x 4.5 năm x 2 = 67.650.003 đồng

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH từ tháng 01/2018 - hết 12/2021:

0.22 x 700.000 x 30% x 6 tháng = 277.200 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần:

67.650.003 + 67.650.003 - 277.200 = 135.022.806 đồng

Lưu ý: Mức Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện:

Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội
(Ảnh minh hoạ)

1.3 Khi có cả thời gian đóng BHXH tự nguyện và bắt buộc từ đủ 1 năm trở lên 

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 1 năm trở lên:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = (1,5 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014 x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm) + (2 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 2014 x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm) 

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 1 năm trở lên:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần = [(1,5 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trước 2014 x Bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội) + (2 x Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ 2014 x Bình quân thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội)] - Số tiền nhà nước hỗ trợ

Ví dụ:

Bà A tham gia cả bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện thời gian từ đủ 01 năm trở lên như sau:

  • Từ 01/2019 - 06/2021 tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với tiền lương 5.000.000 đồng/tháng;

  • Từ 07/2021 - 06/2023 tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với tiền lương 6.000.000 đồng/tháng;

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của bà A được tính như sau:

Thời gian tham gia BHXH: 04 năm 6 tháng

Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH:

[(5.000.000 x 1.12 x 12) + (5.000.000 x 1.08 x 12) + (5.000.000 x 1.07 x 6) + (6.000.000 x 1.07 x 6) + (6.000.000 x 1.03 x 12) + (6.000.000 x 1 x 6)]/52 tháng = 5.792.222 đồng

Mức hưởng BHXH 1 lần đối với thời gian đóng BHXH từ 2014 trở đi

5.792.222 x 4.5 năm x 2 = 52.129.998 đồng

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ tháng 01/2018 - hết 12/2021

0.22 x 700.000 x 10% x 6 tháng = 92.400 đồng

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/2022 - hết tháng 12/2025

0.22 x 1.500.000 x 10% x 18 tháng = 594.000 đồng

Tổng số tiền nhà nước hỗ trợ đóng BHXH:

92.400 + 594.000 = 686.400 đồng

Tổng tiền BHXH 1 lần:

52.129.998 - 686.400 = 51.945.198 đồng

1.4 Khi đóng BHXH dưới 1 năm

Với người đóng BHXH bắt buộc

Theo     quy định tại Khoản 2 điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chưa đủ 1 năm được tính bằng 22% tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm, tối đa bằng 02 tháng.

Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm xã hội dưới một năm:

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = 22% x Tổng các mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Ví dụ: Bà A tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 3/2015 đến tháng 10/2015 với mức lương đóng BHXH bình quân tiền lương là 6.000.000 đồng/tháng. Mức hưởng bảo hiểm xã hội của bà A được tính như sau:

Thời gian tham gia BHXH: 08 tháng

Tổng mức thu nhập của bà A: 6.000.000 x 1.27 x 8 = 60.960.000 đồng.

Mức tiền BHXH 1 lần bà A được nhận là:

 22% x Tổng thu nhập đóng BHXH = 22% x 60.960.000 = 13.411.200 đồng 

Với người đóng BHXH tự nguyện

Điều 6 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, cách tính bảo hiểm xã hội một lần của người đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện dưới 01 năm bằng 22% tổng các thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, tối đa bằng 02 tháng bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần = 22% x Tổng các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội - Tiền nhà nước hỗ trợ

Ví dụ:

Bà A tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ tháng 3/2021 đến tháng 10/2021 với mức lương đóng BHXH bình quân tiền lương là 6.000.000 đồng/tháng. Mức hưởng bảo hiểm xã hội của bà A được tính như sau:

Thời gian tham gia BHXH: 08 tháng

Tổng mức thu nhập của bà A: 6.000.000 x 1.07 x 8 = 51.360.000 đồng

Mức hưởng BHXH 1 lần với toàn thời gian đóng = 22% x Tổng thu nhập đóng BHXH = 22% x 51.360.000 = 11.299.200 đồng

Số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH từ tháng 01/2018 - hết tháng 12/2021:

(Nhà nước bắt đầu hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện từ 01/01/2018)

0.22 x 700.000 x 10% x 8 tháng = 123.200 đồng

Tiền BHXH 1 lần được nhận = 11.299.200 - 123.200 = 11.176.000 đồng

2. Điều kiện nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Theo quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp được liệt sau:

Điều kiện nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Điều kiện nhận bảo hiểm xã hội 1 lần (ảnh minh họa)

Trường hợp 1: 

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu (không bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an) mà khi nghỉ việc mà có đủ 20 năm đóng bảo hiểm đáp ứng điều kiện sau:

  • Đủ tuổi: Vào năm 2024, người lao động nữ đủ 56 tuổi 04 tháng và người lao động nam đủ 61 tuổi;

  • Đủ tuổi (nghỉ hưu trước tuổi nhưng không quá 05 năm, tức là người lao động nữ đủ 51 tuổi 04 tháng và người lao động nam đủ 66 tuổi) và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn;

  • Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (người lao động nữ đủ 46 tuổi 04 tháng và người lao động nam đủ 51 tuổi) và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong các hầm lò;

  • Người lao động bị nhiễm bệnh HIV do tai nạn nghề nghiệp.

Người lao động là sĩ quan quân đội, công an nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đáp ứng điều kiện sau đây:

  • Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (người lao động nữ đủ 51 tuổi 04 tháng và người lao động nam đủ 66 tuổi);

  • Có tuổi thấp hơn nhiều nhất 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (người lao động nữ đủ 51 tuổi 04 tháng và người lao động nam đủ 66 tuổi) nếu nghỉ hưu sớm và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn;

  • Người lao động bị nhiễm bệnh HIV vì tai nạn nghề nghiệp.

Trường hợp 2: Người lao động đi nước ngoài để định cư;

Trường hợp 3: Người lao động đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng;

Trường hợp 4: Trường hợp người lao động là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu.

Trên đây là nội dung ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Từ 01/7/2025, bị tai nạn trên đường đi làm không còn được hưởng tai nạn lao động?

Hiện nay, thông tin người lao động bị tai nạn trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động đang được rất nhiều người quan tâm. Liệu điều này có đúng không?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Hiểu nhầm về đóng BHXH tự nguyện chỉ được nhận 2 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025?

Gần đây, khi nhận được thông tin đóng BHXH tự nguyện chỉ nhận được 02 triệu tiền thai sản từ 01/7/2025 đã khiến nhiều người cho rằng mức nhận như vậy là quá ít. Tuy nhiên thực tế, người đóng BHXH tự nguyện không phải chỉ được nhận 02 triệu tiền thai sản mà còn các chế độ khác nữa.