Trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT có được khám chữa bệnh miễn phí?

Theo quy định của pháp luật, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT miễn phí, tuy nhiên, khi trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ đi khám chữa bệnh thì có được miễn phí?

Thủ tục khám, chữa bệnh BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP,

- Khi đi khám, trẻ dưới 6 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT;

- Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh;

- Trường hợp phải điều trị ngay sau sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì trưởng cơ sở khám, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án.

Như vậy, đối với trẻ dưới 6 tuổi không có hoặc chưa có thẻ BHYT vẫn được khám, chữa bệnh kịp thời.

Trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT có được khám bệnh miễn phí?

Trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT có được khám chữa bệnh miễn phí? (Ảnh minh họa)


Mức hưởng BHYT của trẻ dưới 6 tuổi

Trẻ em dưới 6 tuổi luôn là đối tượng cần được chăm lo và bảo vệ đặc biệt. Chính vì vậy, những đối tượng này được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí bằng nguồn ngân sách (khoản 7 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

Khi đi khám, chữa bệnh, trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng:

- 100% chi phí và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật nếu đúng tuyến (điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP);

- 40% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến trung ương;

- 60% chi phí điều trị nội trú nếu trái tuyến tỉnh;

- 100% chi phí nếu khám, chữa bệnh trái tuyến huyện.

(khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung 2014)

Thanh toán chi phí cho trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ

Khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP nêu rõ:

Đối với trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT thì cơ sở khám, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ dưới 6 tuổi và chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan BHXH thanh toán theo quy định.

Chính vì vậy, dù trẻ dưới 6 tuổi không có thẻ BHYT thì khi khám, chữa bệnh vẫn được Nhà nước hỗ trợ chi phí khi thanh toán. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào việc trẻ được khám, chữa bệnh đúng tuyến hay trái tuyến.



Thùy Linh
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?