Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Những ngày gần đây, cộng đồng mạng Facebook đang xôn xao thông tin năm 2020 sẽ là năm cuối cùng người lao động được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. Liệu thông tin này có thực sự chính xác?

“Sau năm 2020 sẽ ngừng chi trả BHXH 1 lần”

Dòng tít này bắt nguồn từ Facebook của một cá nhân và sau đó đã được chia sẻ rộng rãi trên các diễn đàn với hàng nghìn lượt bình luận, hầu hết đều tỏ thái độ bức xúc khi cho rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.

Bởi bài đăng đã đưa ra khá nhiều nội dung được cho là “phân tích luật” như:

- Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: Người lao động nghỉ việc từ đủ 12 tháng trở lên, chưa có việc làm mới, có nguyện vọng hưởng BHXH 1 lần thì được cơ quan bảo hiểm cho hưởng trợ cấp 1 lần.

- Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014: Không trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần cho công nhân, người lao động nữa mà bắt buộc người lao động phải hưởng lương hưu.

- Điều 60 sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2016 thế nhưng lại vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người lao động, do vậy, Quốc hội quyết định kéo dài Điều 55 cho người lao động hưởng BHXH 1 lần đến năm 2020.

- Hết năm 2020, Điều 55 sẽ tự bãi bỏ, Điều 60 sẽ được tự động áp dụng, buộc người lao động hưởng hưu chứ không trợ cấp BHXH 1 lần nữa…

Tuy nhiên, nếu đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành thì những thông tin này hoàn toàn không chính xác.

Sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Thực hư chuyện sau 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần (Ảnh minh họa)

Người lao động vẫn được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Bảo hiểm xã hội 1 lần là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể, người lao động được nhận BHXH 1 lần nếu:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc chưa đủ 15 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;

- Ra nước ngoài để định cư;

- Mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

- Công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Đồng thời, Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 bổ sung thêm trường hợp cho Điều 60 nêu trên:

Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.

Và như vậy, cả Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 đều có sự kế thừa quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 chứ không có chuyện bãi bỏ hay cắt giảm quyền lợi của người lao động.

Xem thêm: Bảo hiểm xã hội 1 lần: Tất cả những thông tin cần biết

Cho đến hiện tại, tất cả những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội 1 lần 2020 vẫn không thay đổi. Do đó, càng không có chuyện chấm dứt hưởng BHXH 1 lần sau năm 2020.

Trên đây là thực hư về việc sau năm 2020 không được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192

>> Hãy hiểu luật trước khi bị “dắt mũi” trên mạng!

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?