Đóng thừa năm đóng BHXH sẽ được về hưu sớm, đúng không?

Công đoàn đã đề xuất thừa số năm đóng BHXH được nghỉ hưu sớm mà không bị khấu trừ tiền lương hưu trong Hội thảo góp ý dự luật BHXH. Luật BHXH 2024 mới thông qua quy định thế nào về vấn đề này?

1. Đóng thừa năm đóng BHXH sẽ được về hưu sớm, đúng không?

Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định được tính như sau:

- Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;

- Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trường hợp lao động nam có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.

Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện được tính như trên sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

Như vậy, Luật BHXH mới không quy định về việc đóng thừa năm BHXH sẽ được về hưu sớm.

Tại
Điều 100 Luật BHXH 2024, về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:

Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định trên bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.

Trước đó, trong Hội thảo góp ý dự luật Bảo hiểm xã hội đã đề xuất việc hoán đổi năm đóng BHXH thừa cho số năm nghỉ hưu còn thiếu của người lao động.
Theo đó, đối với những người thừa số năm đóng BHXH nhưng thiếu tuổi để được nghỉ hưu mà vẫn muốn được nghỉ hưu sớm thì vẫn được hưởng tối đa 75% lương hưu mà không bị trừ 2% tỷ lệ hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp nghỉ trước tối đa 05 năm so với độ tuổi nghỉ hưu quy định.
Hiện nay, quy định nghỉ hưu trước tuổi mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu chỉ áp dụng đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế, sắp xếp lao động dôi dư hay khối lực lượng vũ trang chứ chưa được áp dụng cho doanh nghiệp.

Nghỉ hưu sớm mà không bị trừ lương hưu trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

2. Trường hợp nào nghỉ hưu sớm mà không bị trừ lương hưu?

2.1 Đối với cán bộ công chức, viên chức

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 29/2023/NĐ-CP, 05 trường hợp nghỉ hưu trước tuổi không bị trừ lương hưu gồm:

(1) Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn từ 02 - 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có đủ từ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

(2) Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn từ 02 - 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

(3) Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có ít nhất đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.

(4) Đối tượng tinh giản biên chế với độ tuổi thấp hơn tối thiểu 02 tuổi so với tuổi nghỉ hưu và có ít nhất đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

(5) Đối tượng tinh giản biên chế là nữ cán bộ, công chức cấp xã có độ tuổi thấp hơn từ 02 - 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu mà có đủ từ 15 đến dưới 20 năm đóng BHXH bắt buộc.

2.2 Đối với người lao động

Theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, 03 trường hợp nghỉ hưu sớm mà không bị trừ lương hưu bao gồm:

(1) Người lao động có đủ 15 năm làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước 01/01/2021.

(2) Người lao động có độ tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu theo quy định và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

(3) Người lao động bị nhiễm HIV do rủi ro nghề nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Theo đó, 03 trường hợp này cũng được giữ nguyên so với quy định hiện hành tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trên đây là cập nhật của Luật Việt Nam về vấn đề đóng thừa năm đóng BHXH được về hưu sớm cho người lao động.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Từ 01/7/2025: Đã rút BHXH 1 lần vẫn được hưởng lương hưu?

Sáng 29/6/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi. Theo đó, thông tin "từ 01/7/2025, người lao động nếu trót đã rút BHXH 1 lần vẫn được hưởng lương hưu?" hiện đang được rất nhiều người quan tâm.

Chính sách BHXH 1 lần thay đổi thế nào từ năm 2025?

Một trong những chính sách được nhiều người lao động quan tâm đó là bảo hiểm xã hội 1 lần. Tuy nhiên, chính sách này sẽ có sự thay đổi lớn khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) mới có hiệu lực. Cụ thể thế nào?