Trong nhiều trường hợp như thay đổi nơi ở, thay đổi nơi công tác… người có thẻ bảo hiểm y tế có nhu cầu thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Thủ tục này hiện nay được tiến hành như nào?
Thời điểm thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu
Theo quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008, người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
Như vậy, không phải lúc nào người tham gia bảo hiểm y tế cũng được phép thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mà chỉ thực hiện vào tháng 01, 04, 07, 10 hàng năm mà thôi.
Nộp hồ sơ thay đổi đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu ở đâu?
Căn cứ tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH về cấp thẻ bảo hiểm y tế:
Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.
Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu (Ảnh minh họa)
Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trực tiếp gồm
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người tham gia bảo hiểm y tế)
- Bảng kê thông tin (đối với đơn vị).
Ngoài ra, cần nộp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị sử dụng.
Thời gian và chi phí thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Theo khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH, trường hợp thay đổi thông tin thẻ bảo hiểm y tế được giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế tiến hành thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không phải thanh toán bất cứ chi phí nào.
Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Như vậy, trong thời gian chờ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế nếu xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh.
Bị ốm không thể đi làm, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc sẽ được thanh toán tiền chế độ ốm đau. Vậy tiền nghỉ ốm hưởng BHXH bao lâu thì có? Thực tế có không ít người nộp hồ sơ cả tháng nhưng chưa nhận được tiền.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện hay còn được gọi là bảo hiểm tự nguyện hiện đang là một trong những giải pháp tối ưu giúp lao động tự do có lương hưu khi về già. Vậy khi tham gia bảo hiểm tự nguyện có bảo hiểm y tế không?
Công ty cho nhân viên nghỉ ốm bao nhiêu ngày thì phải báo giảm lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội? Chậm báo giảm lao động khi người lao động nghỉ ốm, công ty có bị phạt không? Tất cả sẽ được LuatVietnam giải đáp ngay sau đây.
Một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn khi trở lại làm việc là nghỉ dưỡng sức sau sinh có cần giấy ra viện không? Câu trả lời sẽ được LuatVietnam gửi đến bạn đọc ngay sau đây.
Lao động nữ không may bị sẩy thai có được hưởng bảo hiểm y tế không? Nếu có cùng thắc mắc về vấn đề trên, bạn đọc không nên bỏ qua bài viết dưới đây của LuatVietnam.
Ngày 01/7/2023 đánh dấu sự kiện tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho hơn 03 triệu người với mức tăng từ 12,5% đến 20,8%. Vậy trong số đó, ai được tăng lương hưu nhiều nhất năm 2023?
Chính sách thông tuyến tỉnh bảo hiểm y tế (BHYT) hiện đã chính thức được thực hiện. Theo đó, có nhiều thắc mắc về việc có được xin giấy chuyển tuyến trực tiếp từ tỉnh lên trung ương luôn được không?
Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc theo nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng. Trường hợp công ty chậm đóng BHYT, người lao động thiệt thế nào?
Nhằm đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, nhiều trường hợp bác sĩ phải viết giấy hẹn tái khám để hẹn bệnh nhân quay lại kiểm tra mức độ hồi phục sau khi ra viện. Dưới đây, LuatVietnam sẽ tổng hợp thắc mắc thường gặp liên quan đến giấy hẹn tái khám.
Do tính chất cấp bách của tình huống cấp cứu mà nhiều người bệnh không kịp mang theo bảo hiểm y tế (BHYT) bên người khi được đưa vào cơ sở y tế để kịp thời chữa trị. Vậy đi cấp cứu không mang thẻ BHYT được thanh toán thế nào?