Thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài

Theo quy định, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nếu tham gia BHXH bắt buộc thì cũng được quyền rút BHXH 1 lần. Vậy thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Điều kiện để lao động nước ngoài được rút BHXH một lần

Thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài
Điều kiện để lao động người nước ngoài được rút BHXH 1 lần?

Theo khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, thay vì phải chờ 01 năm kể từ khi nghỉ việc như người lao động Việt Nam thì lao động là người nước ngoài chỉ cần chấm dứt hợp đồng lao động là có thể được giải quyết hưởng Bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần khi có yêu cầu.

Theo đó, lao động là người nước ngoài tham gia BHXH sẽ được lấy BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.

- Người đang mắc một trong những bệnh nguy hiểm tới tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, bị phong, lao nặng, bị nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và các bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

- Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định nhưng không tiếp tục cư trú ở Việt Nam.

- Người lao động khi chấm dứt hợp đồng hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 60 Luật BHXH số 58/2014/QH13, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH. Theo đó, cứ mỗi năm mức hưởng sẽ được tính như sau:

- Đối với người lao động đóng BHXH trước năm 2014: Được hưởng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Đối với người lao động đóng BHXH từ năm 2014 trở đi: Được hưởng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

- Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 01 năm: Mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Như vậy, trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thỏa mãn một trong các trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì được hưởng chế độ BHXH 1 lần với mức hưởng:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng BHXH trước 2014.

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng BHXH sau 2014.

- Mức hưởng bằng số tiền đã đóng, tối đa 02 tháng mức mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH nếu đóng BHXH chưa đủ 01 năm.

2. Cách tính tiền BHXH 1 lần của lao động nước ngoài

Theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, mức hưởng BHXH 1 lần đối với người lao động được xác định theo công thức:

Tiền BHXH một lần

=

2

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

x

Số năm đóng BHXH

Trong đó:

- Mức bình quân tiền lương đóng BHXH = Tổng mức tiền lương đóng BHXH từng năm x Hệ số điều chỉnh tiền lương : Tổng số tháng đóng BHXH

- Số năm đóng BHXH được làm tròn như sau:

+ Trường hợp có tháng lẻ từ 01 - 06 tháng: Tính tròn 1/2 năm.

+ Trường hợp có tháng lẻ từ 07 - 11 tháng: Tính tròn 01 năm.

Thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài
Thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài (Ảnh minh họa)

3. Thủ tục rút BHXH 1 lần cho người nước ngoài

3.1 Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo quy định tại tiết a, b mục 1.2.3 điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019, hồ sơ hưởng BHXH 1 lần đối với người nước ngoài gồm:

- Đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần (mẫu 14-HSB)

- Hộ chiếu (đã dịch ra tiếng Việt có chứng thực).

- Trích sao/tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện tình trạng bệnh nếu không tự phục vụ được trong trường hợp bị mắc những căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, bị phong, lao nặng hoặc nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không phục vụ được nếu bị mắc các loại bệnh khác được Hội đồng Giám định y khoa cấp.

- Trường hợp có hóa đơn thanh toán phí giám định y khoa thì nộp thêm hóa đơn, chứng từ thu phí giám định, bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện giám định.

Lưu ý: Trường hợp người nước ngoài rút BHXH một lần thì không cần nộp sổ BHXH mà chỉ cần nộp đơn đề nghị hưởng BHXH 1 lần theo mẫu số 14-HSB.

3.2 Thủ tục rút BHXH 1 lần 

- Thời điểm nộp hồ sơ: Thời hạn 10 ngày tính tới thời điểm chấm dứt hợp đồng/giấy phép lao động; chứng chỉ, giấy phép hành nghề hết hiệu lực (tùy vào điều kiện nào tới trước) mà người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không tiếp tục theo hợp đồng lao động/gia hạn giấy phép.

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: Thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết cho người lao động thì phải trả lời bằng văn bản và nêu lý do.

- Hình thức giải quyết hưởng BHXH một lần:

Theo quy định tại Điều 13 Quyết định 475/QĐ-BHXH 2023, cơ quan BHXH sẽ tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thông qua 03 hình thức:

  • Trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện.

  • Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

  • Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công ngành BHXH hoặc thông qua Tổ chức I-VAN (tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin được BHXH Việt Nam ký hợp đồng cung cấp dịch vụ giá trị giá tăng về giao dịch điện tử trong BHXH)

Như vậy, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi nghỉ việc và đủ điều kiện được hưởng BHXH một lần thì có thể nộp hồ sơ đề nghị hưởng BHXH một lần theo một trong 03 cách thức trên.

Để cập nhật nhanh nhất các văn bản pháp luật về thuế - kế toán, mời bạn đọc tham gia Group Zalo của LuatVietnam và nhận thông báo hằng ngày.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?