Thủ tục hưởng chế độ tử tuất mới nhất

Tiền tử tuất không chỉ đảm bảo các khoản lo hậu sự mà còn góp phần ổn định cuộc sống cho thân nhân của người tham gia bảo hiểm xã hội. Vậy hồ sơ hưởng chế độ tử tuất cần những giấy tờ gì? Thủ tục nhận ra sao?


* Giải thích từ ngữ:

- BHXH: Bảo hiểm xã hội

- KNLĐ: Khả năng lao động

- GĐYK: Giám định y khoa

- TNLĐ: Tai nạn lao động

- BNN: Bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 67 và Điều 69 Luật BHXH 2014, người lao động đang tham gia BHXH, người đang hưởng lương hưu, hưởng trợ BHXH hàng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, đang điều trị TNLĐ, BNN... mà bị chết thì thân nhân của họ sẽ được hưởng chế độ tử tuất.


Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất

Tùy từng trường hợp người lao động chết, thân nhân của họ sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ phù hợp để hưởng chế độ tử tuất. Căn cứ tiết 1.2.4 Khoản 1 Điều 6 Quyết định số 166/QĐ-BHXH, thân nhân người lao động cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

* Thân nhân người lao động đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH:

- Sổ BHXH;

- Bản sao Giấy chứng tử hoặc bản sao Giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao Quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực;

- Bản chính Tờ khai của thân nhân (Mẫu 09-HSB);

- Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (thay bằng bản sao nếu đã có biên bản này để hưởng các chính sách khác) hoặc bản sao Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81%): Áp dụng với trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ;

- Bản sao Biên bản điều tra TNLĐ hoặc bản sao bệnh án điều trị BNN: Áp dụng cho trường hợp chết do TNLĐ, BNN;

- Bản chính Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK: Trường hợp thanh toán phí GĐYK;

- Bản chính Bản khai cá nhân về thời gian, địa bàn phục vụ trong Quân đội có hưởng phụ cấp khu vực (Mẫu số 04C-HBKV): Áp dụng với người có thời gian phục vụ trong Quân đội năm 2007 tại địa bàn có phụ cấp khu vực mà sổ BHXH không thể hiện đầy đủ thông tin);

* Thân nhân người đang hưởng hoặc tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng:

- Bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực;

- Tờ khai của thân nhân (Mẫu 09-HSB);

- Bản chính Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK đối với thân nhân bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên (thay bằng bản sao nếu đã có biên bản này để hưởng các chính sách khác) hoặc bản sao Giấy xác nhận khuyết tật mức độ đặc biệt nặng (tương đương mức suy giảm KNLĐ từ 81%): Áp dụng với trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng do suy giảm KNLĐ;

- Bản chính Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK: Trường hợp thanh toán phí GĐYK.

thu tuc huong che do tu tuat

Cần giấy tờ gì để thực hiện thủ tục hưởng chế độ tử tuất? ​(Ảnh minh họa)


Thủ tục hưởng chế độ tử tuất mới nhất

Căn cứ quy định tại Điều 111, Điều 112 của Luật BHXH năm 2014, Quyết định số 166/QĐ-BHXH và Quyết định số 838/QĐ-BHXH, thủ tục hưởng chế độ tử tuất được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

* Trường hợp người lao động đang đóng BHXH mà bị chết:

- Nộp hồ sơ giấy:

+ Trong 90 ngày kể từ ngày người lao động chết: Thân nhân của người đó nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.

+ Trong 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ: Người sử dụng lao động phải nộp hồ cho cơ quan BHXH.

- Thực hiện giao dịch điện tử: Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

+ Hướng dẫn thân nhân người lao động kê khai thông tin, lập hồ sơ theo quy định; nhận hồ sơ giấy từ thân nhân người lao động; kiểm tra, đối chiếu thông tin với hồ sơ quản lý.

+ Lập hồ sơ bằng Phần mềm kê khai của BHXH Việt Nam hoặc của Tổ chức I-VAN;

+ Ký số trên hồ sơ và gửi đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, nộp hoặc gửi bản giấy Tờ khai của thân nhân cho cơ quan BHXH.

(Thời hạn thực hiện tương tự như nộp hồ sơ giấy)

* Trường hợp người bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng chết:

- Nộp hồ sơ giấy:

Trong 90 ngày kể từ ngày người lao động thuộc trường hợp này chết: Thân nhân của họ nộp đầy đủ hồ sơ cho cơ quan BHXH.

- Thực hiện giao dịch điện tử:

+ Thân nhân NLĐ đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN, nộp hoặc gửi bản giấy Tờ khai của thân nhân cho cơ quan BHXH;

+ Trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi toàn bộ hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích.

(Thời hạn thực hiện: Như trường hợp nộp hồ sơ giấy)

Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết chế độ trong thời hạn tối đa 08 ngày làm việc.

Khi đó, thân nhân của người lao động sẽ được nhận tiền trợ cấp tuất thông qua một trong các hình thức:

- Trực tiếp bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích;

- Thông qua tài khoản ngân hàng của thân nhân người lao động.

Trên đây là thủ tục hưởng chế độ tử tuất mới nhất dành cho thân nhân người lao động. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 .6192 để được hỗ trợ.

>> Chế độ tử tuất 2021: Đối tượng, điều kiện và mức hưởng

Đánh giá bài viết:
(6 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT từ 01/7/2025?

Theo quy định tại Điều 11 Luật BHYT 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật BHYT sửa đổi 2024 thì một trong những hành vi bị nghiêm cấm là chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm y tế. Vậy trường hợp nào doanh nghiệp bị coi là chậm đóng và trốn đóng BHYT?

Cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Cách hiểu đúng về điều trị nội trú và điều trị ngoại trú

Người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đi khám chữa bệnh (KCB) sẽ được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có điều trị nội trú và điều trị ngoại trú. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu đúng và phân biệt quyền lợi giữa điều trị nội trú với điều trị ngoại trú.