Thủ tục giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi

Nhiều người lao động dù chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng vẫn có thể về hưu sớm nếu bị suy giảm khả năng lao động. Dưới đây, LuatVietnam sẽ hướng dẫn cụ thể về thủ tục giám định sức khỏe để người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi.


Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm sức khỏe

Căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, được sửa bởi Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động bị suy giảm khả năng lao động có thể nghỉ hưu trước từ 05 - 10 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu thông thường.

Theo đó, để được nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, người lao động cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

Tuổi nghỉ hưu vào năm 2021

Thời gian đóng BHXH

Điều kiện khác

Nam

Nữ

Từ đủ 55 tuổi 03 tháng

Từ đủ 50 tuổi 04 tháng

20 năm trở lên

Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%

Từ đủ 50 tuổi 03 tháng

Từ đủ 45 tuổi 04 tháng

Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên

Không quy định độ tuổi

- Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên

Xem thêm: Nghỉ hưu trước tuổi cần đáp ứng điều kiện gì? 


Giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi, thực hiện thế nào? (Ảnh minh họa)


Thủ tục giám định sức khỏe để nghỉ hưu trước tuổi

Thông tư số 56/2017/TT-BYTQuyết định số 2968/QĐ-BYT ban hành ngày 16/5/2018 đã hướng dẫn cụ thể về thủ tục giám định sức khỏe để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động như sau:

* Hồ sơ khám giám định:

- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư này (với người lao động đang đóng BHXH bắt buộc) hoặc Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu tại Phụ lục 2 của Thông tư này (với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng).

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một hoặc các giấy tờ sau:

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;

+ Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Giấy ra viện;

+ Sổ khám bệnh;

+ Bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

+ Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động nếu đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

- Một trong các giấy tờ có ảnh sau:

+ Chứng minh nhân dân;

+ Căn cước công dân;

+ Hộ chiếu còn hiệu lực.

(Nếu không có các giấy tờ trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định)

* Nơi nộp: Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh nơi người lao động đang làm việc hoặc cư trú.

* Thủ tục khám giám định:

Bước 1: Lập hồ sơ khám giám định.

- Đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng: Tự mình lập đầy đủ 01 bộ hồ sơ.

- Đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp: Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định.

Bước 2: Nộp hồ sơ khám giám định.

Người có trách nhiệm lập hồ sơ khám giám định phải gửi đầy đủ 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thường trực của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh.

Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 3: Tiến hành khám giám định.

Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật.

Trường hợp không khám giám định, trong thời gian 10 ngày làm việc, Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu giám định biết trong đó nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về việc không tổ chức khám giám định của Hội đồng.

Bước 4: Nhận Biên bản giám định y khoa

Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng có kết luận, cơ quan thường trực Hội đồng Giám định y khoa có trách nhiệm phát hành Biên bản giám định y khoa.

* Chi phí khám giám định:

- Đối tượng yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo mức sau:

+ Khám lâm sàng phục vụ giám định y khoa: 1.150.000 đồng/trường hợp.

+ Khám cận lâm sàng phục vụ giám định y khoa: Theo chỉ định thực tế của bác sĩ.

(Căn cứ: Thông tư 243/2016/BTC)

- Người chi trả: Người chịu trách nhiệm lập và nộp hồ sơ giám định y khoa.

Trên đây là hướng dẫn thủ tục giám định sức khỏe nghỉ hưu trước tuổi mà người lao động và người sử dụng lao động cần biết. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.

>> Nghỉ hưu trước tuổi từ năm 2021 tính lương như thế nào?

>> Nghỉ hưu trước tuổi: Toàn bộ quy định cần biết

>> Người lao động nghỉ hưu trước tuổi: Nên hay không?

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.