Bên cạnh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 06 tuổi, một trong những thủ tục mà các bậc cha mẹ hiện nay đang rất quan tâm đó là việc đổi thẻ BHYT cho con dưới 06 tuổi.
Như vậy, không phải mọi trường hợp đều được đổi thẻ BHYT mà chỉ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì mới thực hiện đổi thẻ BHYT.
Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi mới nhất (Ảnh minh họa)
Trình tự, thủ tục thực hiện việc đổi thẻ BHYT cho trẻ
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Xác định thẻ BHYT của trẻ dưới 06 tuổi có thuộc trường hợp được đổi thẻ BHYT không. Nếu thuộc thì chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều 19 Luật BHYT năm 2008 gồm:
- Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT;
- Thẻ BHYT.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, hiện nay, việc thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi được thực hiện liên thông với thủ tục đăng ký khai sinh tại cơ quan Một cửa của UBND cấp xã.
Khi đó, cha mẹ của trẻ dưới 06 tuổi nộp hồ sơ cấp thẻ BHYT tại UBND cấp xã và công chức tư pháp, hộ tịch sẽ tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ và lệ phí cho cơ quan BHXH cấp huyện.
Do đó, để đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi, cha mẹ của trẻ có thể gửi toàn bộ hồ sơ nêu trên đến cơ quan BHXH cấp huyện để thực hiện thủ tục.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Khi hồ sơ được gửi đến BHXH cấp huyện, nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan này sẽ cấp phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên, cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện thủ tục đổi thẻ cho trẻ dưới 06 tuổi.
Khi chờ đổi thẻ, trẻ vẫn được hưởng nguyên quyền lợi của đối tượng trẻ em dưới 06 tuổi được hưởng.
Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh, trẻ em chỉ cần xuất trình giấy hẹn đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của trẻ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…
Lưu ý: Việc đổi thẻ BHYT không mất phí.
Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi. Về cơ bản việc đổi thẻ cho trẻ dưới 06 tuổi cũng tương tự như khi đổi cho người lớn.
Ngoài ra, hiện nay, khá nhiều độc giả quan tâm đến việc cấp lại thẻ BHYT. Dưới đây là bài viết hướng dẫn chi tiết thủ tục này khi thực hiện qua mạng.
BHXH TP HCM sẽ từ chối giải quyết hồ sơ tăng, giảm, điều chỉnh BHXH, BHYT; không xác nhận quá trình đóng BHXH, cấp tờ rời sổ BHXH nếu người tham gia BHXH chưa cập nhật CCCD trước 31/3/2025… Dưới đây là cách cập nhật số CCCD vào ứng dụng VssID.
Khi sử dụng thẻ BHYT hợp lệ, người bệnh được quỹ BHYT thanh toán hầu hết chi phí khám chữa bệnh. Tuy nhiên, từ 01/7/2025, vẫn có 12 trường hợp không được BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh dù khám đúng tuyến.
Từ 01/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, sẽ có các trường hợp tạm dừng, chấm dứt hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng được đề cập trong bài viết dưới đây.
Bảo hiểm y tế (BHYT) là quyền lợi giúp người dân giảm gánh nặng tài chính khi khám chữa bệnh. Năm 2025, người có thẻ BHYT không phải trả phí khi khám chữa bệnh dưới bao nhiêu tiền?