Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi mới nhất

Bên cạnh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho trẻ dưới 06 tuổi, một trong những thủ tục mà các bậc cha mẹ hiện nay đang rất quan tâm đó là việc đổi thẻ BHYT cho con dưới 06 tuổi.


3 trường hợp phải đi đổi thẻ BHYT

Theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, đổi thẻ BHYT trong các trường hợp sau đây:

- Rách, nát hoặc hỏng;

- Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu;

- Thông tin ghi trong thẻ không đúng.

Như vậy, không phải mọi trường hợp đều được đổi thẻ BHYT mà chỉ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì mới thực hiện đổi thẻ BHYT.

Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi
Thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi mới nhất (Ảnh minh họa)


Trình tự, thủ tục thực hiện việc đổi thẻ BHYT cho trẻ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Xác định thẻ BHYT của trẻ dưới 06 tuổi có thuộc trường hợp được đổi thẻ BHYT không. Nếu thuộc thì chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều 19 Luật BHYT năm 2008 gồm:

- Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT;

- Thẻ BHYT.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Theo Điều 10 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT, hiện nay, việc thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi được thực hiện liên thông với thủ tục đăng ký khai sinh tại cơ quan Một cửa của UBND cấp xã.

Khi đó, cha mẹ của trẻ dưới 06 tuổi nộp hồ sơ cấp thẻ BHYT tại UBND cấp xã và công chức tư pháp, hộ tịch sẽ tiếp nhận hồ sơ, chuyển hồ sơ và lệ phí cho cơ quan BHXH cấp huyện.

Đồng thời, tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH, BHXH cấp huyện là cơ quan cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.

Do đó, để đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi, cha mẹ của trẻ có thể gửi toàn bộ hồ sơ nêu trên đến cơ quan BHXH cấp huyện để thực hiện thủ tục.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Khi hồ sơ được gửi đến BHXH cấp huyện, nếu hồ sơ đầy đủ thì cơ quan này sẽ cấp phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ nêu trên, cơ quan BHXH cấp huyện thực hiện thủ tục đổi thẻ cho trẻ dưới 06 tuổi.

Khi chờ đổi thẻ, trẻ vẫn được hưởng nguyên quyền lợi của đối tượng trẻ em dưới 06 tuổi được hưởng.

Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong thời gian chờ đổi thẻ BHYT khi đến khám chữa bệnh, trẻ em chỉ cần xuất trình giấy hẹn đổi thẻ và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của trẻ như sổ hộ khẩu, giấy khai sinh…

Lưu ý: Việc đổi thẻ BHYT không mất phí.

Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục đổi thẻ BHYT cho trẻ dưới 06 tuổi. Về cơ bản việc đổi thẻ cho trẻ dưới 06 tuổi cũng tương tự như khi đổi cho người lớn.

Ngoài ra, hiện nay, khá nhiều độc giả quan tâm đến việc cấp lại thẻ BHYT. Dưới đây là bài viết hướng dẫn chi tiết thủ tục này khi thực hiện qua mạng.

>> Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất qua mạng

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện bị phạt bao nhiêu tiền?

Người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Dưới đây là thông tin về mức xử phạt đối với người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng đủ điều kiện.

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

6 điểm mới tại Thông tư 01/2025/TT-BYT về khám chữa bệnh BHYT từ 01/01/2025

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BYT. Theo đó, Thông tư hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 với nhiều quy định liên quan trực tiếp tới quyền lợi của người bệnh, đặc biệt là những người mắc các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo từ 01/01/2025.

Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Công ty cũ không chốt sổ BHXH, người lao động phải làm gì?

Sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Tuy nhiên, trên thực tế, khi chấm dứt hợp đồng lao động, nhiều doanh nghiệp cố tình không chốt sổ BHXH cho người lao động. Vậy trong trường hợp này, người lao động phải làm gì?