Đối tượng và thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng. Vậy đối tượng tham gia là ai? Thủ tục đăng ký ra sao?

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định: Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

- Người lao động giúp việc gia đình;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

- Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

- Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;

- Người tham gia khác.

Đối tượng và thủ tục đăng ký tham gia BHXH tự nguyện (Ảnh minh họa)

Trình tự thủ tục tham gia BHXH tự nguyện

Thành phần hồ sơ:

Theo quy định tại Điều 24 Quyết định số 595/QĐ-BHXH, người có nhu cầu đăng ký tham gia và cấp sổ BHXH cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Trình tự, thủ tục đăng ký

Bước 1: Căn cứ theo Điểm d tiết 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tự nguyện tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

Bước 2: Người tham gia cung cấp thông tin và hoàn thiện tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

Thời hạn giải quyết:

Theo khoản 1 Điều 29 Quyết định 595, thời hạn cấp mới sổ BHXH tự nguyện không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Mức đóng BHXH tự nguyện

Mức đóng hằng tháng: bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập hằng tháng do người tham gia BHXH lựa chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

Xem thêm Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 2020 như thế nào?

Phương thức tham gia BHXH tự nguyện

Tại Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định có 06 cách đóng BHXH tự nguyện có thể lựa chọn:

1 – Đóng hàng tháng;

2 – Đóng 03 tháng một lần;

3 – Đóng 06 tháng một lần;

4 - Đóng 12 tháng một lần;

5 – Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 – Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng thiếu không quá 10 năm.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?