Thẻ bảo hiểm y tế 2020 có gì khác so với trước đây?

Theo quy định, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được cấp cho người tham gia BHYT và làm căn cứ để người tham gia được hưởng lợi. Với nhiều chính sách bảo hiểm thay đổi trong năm 2020 thì thẻ BHYT sẽ thay đổi như thế nào?

Thay thẻ bảo hiểm y tế giấy bằng thẻ BHYT điện tử

Theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

Chậm nhất đến ngày 01/01/2020, cơ quan bảo hiểm xã hội phải thực hiện phát hành thẻ bảo hiểm y tế điện tử cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Loại thẻ này được làm bằng nhựa, kích cỡ tương đương thẻ ATM nhưng được gắn chip điện tử lưu trữ thông tin của người tham gia, thuận lợi cho quá trình theo dõi và điều trị bệnh khi toàn bộ lịch sử khám, chữa bệnh được lưu lại trên thẻ.

Một tính năng ưu việt khác của thẻ BHYT điện tử là cho phép xác nhận người bệnh thông qua công nghệ sinh trắc học (nhận diện bằng vân tay, khuôn mặt) một cách nhanh chóng, chính xác.

Những nội dung cơ bản trên thẻ đều là nội dung tĩnh, ít thay đổi như mã số, họ và tên, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm cấp thẻ… Các nội dung khác như giới tính, nơi cư trú, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu... sẽ được quản lý trực tiếp trên phần mềm nghiệp vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Chính vì vậy, đây là lí do tại sao những ngày đầu năm 2020 vừa qua, người mới tham gia BHYT hay người gia hạn thẻ BHYT đều không được cấp mới hay cấp lại thẻ BHYT như những năm trước đó.

Thẻ bảo hiểm y tế 2020 có gì khác so với trước đây? (Ảnh minh họa)

Đi khám bệnh không cần đem theo giấy tờ

Với những ưu việt mà thẻ bảo hiểm y tế điện tử đem lại, những ngày qua, người tham gia BHYT đi khám chữa bệnh đã có thể không cần đem theo giấy tờ tùy thân cũng như rút ngắn được thời gian kiểm tra, giám định, thanh toán các chi phí theo phương thức thủ công như trước đây.

Cho đến cuối năm 2019, khi đi khám, chữa bệnh BHYT, người bệnh vẫn phải xuất trình thẻ BHYT có ảnh còn giá trị sử dụng. Trường hợp thẻ không có ảnh thì xuất trình thẻ cùng một trong những giấy tờ tùy thân có ảnh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc giấy xác nhận của công an cấp xã hoặc giấy tờ chứng minh nhân thân hợp pháp khác.

>> Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục 2020: Thay đổi về điều kiện hưởng

Thùy Linh
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức hưởng thai sản khi sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh

Nhiều trường hợp lao động nữ mang thai đôi nhưng không may sau khi sinh, một trong 02 đứa trẻ lại quá yếu và mất. Vậy trường hợp sinh đôi nhưng 1 bé mất sau sinh thì người lao động được hưởng mức thai sản như thế nào?